Phân bón giả, kém chất lượng vẫn 'hoành hành' vì sao?

author 20:03 16/08/2017

(VietQ.vn) - Vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng tràn lan như hiện nay đã đến mức “báo động đỏ”. Đây vẫn được coi là bài toán "chưa có lời giải"

Vấn nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng

Hiện nay, do lợi nhuận trước mắt, nhiều doanh nghiệp, cơ sở đã sản xuất phân bón giả, kém chất lượng sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp uy tín tung ra thị trường. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng chất lượng cây trồng, mà còn khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón chân chính bị ảnh hưởng, do cạnh tranh không lành mạnh.

Theo thống kê, mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 60% nhu cầu phân bón các loại, nhưng nay đáp ứng được đến hơn 80%. Hiện nay, mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó, cho tới nay, chúng ta đã sản xuất được 8 triệu tấn phân bón, còn lại phần lớn là nhập khẩu.

Trong năm 2016, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cũng liên tiếp có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, phát hiện có đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.

Các nhà chuyên môn cho rằng, mỗi năm, Việt Nam có thể bị thiệt hại đến 2,6 tỷ USD, do phân bón giả và kém chất lượng gây ra. Đó là chưa kể đến thiệt hại và hậu quả, do cây trồng không đạt được năng suất, cây bị sâu bệnh tấn công, làm phải tốn thêm kinh phí phòng trị, hóa chất không phải dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, đến vấn đề an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đến môi trường.

 

TP. HCM ra quân dẹp phân bón giả, phân bón kém chất lượng. Ảnh Báo Giao thông

Đại diện Cục Quản lý thị trường (QLTT) cho biết, việc ra quân kiểm tra, xử lý nạn phân bón giả đã diễn ra quyết liệt nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp. Do vậy, để phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả nạn sản xuất, phân phối và mua bán hàng giả, hàng nhái các phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cần tập trung kiểm soát và có các chế tài đủ mạnh để chấn chỉnh xử lý nghiêm minh hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ngay khi có chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục QLTT đã làm việc với Chi cục QLTT một số địa phương, như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP. HCM, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An… để đôn đốc việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ. Tại Hà Nội, Cục QLTT đã phối hợp với Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra một số cơ sở sản xuất và kinh doanh phân bón và xử lý hàng trăm vụ vi phạm.

Để có cơ sở rà soát và kiểm tra vi phạm trong lĩnh vực phân bón, Bộ Công Thương đã ban hành 25 Quy chuẩn Việt Nam kể từ đầu năm 2017 đến nay. Trong đó bao gồm 15 Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón vô cơ; 3 dự thảo Quy chuẩn Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, đang tiếp thu ý kiến thẩm định trước khi ban hành; 7 Quy chuẩn kỹ thuật khác đã hoàn thiện dự thảo, đang trong quá trình xin ý kiến các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội…

Không thể không "siết" lại luật

Nhiều doanh nghiệp cho rằng thực trạng phân bón nhái và kém chất lượng mới là vấn đề đáng lo nhất. Do chưa có quy chuẩn để xác định sản phẩm nên những đơn vị sản xuất phân bón nhái và kém chất lượng mới vẫn được cấp phép sản xuất, có chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Do vậy người dân không thể phân biệt đâu là hàng thật đâu là hàng nhái, chỉ khi kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện ra lệch quy chuẩn mà doanh nghiệp đăng ký. 

Phó Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Chống hàng giả Việt Nam, ông Phạm Ngọc Hùng khẳng định, thực trạng luật của chúng ta hiện còn lỏng lẻo ngay từ ban đầu, Nghị định 202/2013/NĐ-CP quản lý phân bón đã không đủ để quản lý, việc phân bố giữa Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giữa phân vô cơ và hữu cơ cũng chồng chéo và thiếu chặt chẽ. Ông cho rằng, luật đã lỏng lẻo, buông lỏng chính sách, đến vấn đề kiểm định cũng có vấn đề thì không thể quản lý tốt được thị trường phân bón.

Đồng quan điểm trên, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Hồ Quang Thái phân tích: “Nghị định 202 có hiệu lực từ 1/2/2014, nhưng đến thời điểm này, Bộ Công Thương cũng chưa có văn bản chính thức về chất chính trong phân bón, dẫn đến mỗi cơ quan có cách hiểu và giải thích khác nhau, gây khó khăn trong công tác thanh tra, kiểm tra, làm hạn chế hiệu quả thi hành công vụ của các lực lượng chức năng…

Ông Thái cho rằng cần sớm ban hành bộ quy chuẩn về phân bón Việt Nam, đồng thời quy định rõ các lần giám định cần thiết. Với các trung tâm kiểm nghiệm, thẩm định, cần có máy móc hiện đại, bám vào quy chuẩn nhà nước ban hành để chứng nhận. Đồng thời tăng cường thanh tra kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón để kịp thời phát hiện những hành vi kinh doanh sai trái của doanh nghiệp.

“Ngoài ra, chúng ta cần phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp với cán bộ tại tất cả các cơ quan quản lý nhà nước. Cán bộ phải kiểm tra, thẩm định, xác minh chính xác các điều kiện của doanh nghiệp cần có mới được cấp phép” – ông Thái nhấn mạnh.

TP. HCM là địa phương đang nóng về tình trạng sản xuất, kinh doanh phân bón giả, nhái, kém chất lượng… Theo báo cáo Chi cục Quản lý thị trường TP cho thấy, trong năm 2016 chi cục đã kiểm tra 103 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính gần 2,5 tỷ đồng. Lực lượng cơ quan chức năng 24 quận, huyện kiểm tra 56 cơ sở sản xuất phân bón; trong đó có 20 cơ sở không được cấp phép.

Do đó TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức truy xuất nguồn gốc phân bón bằng mã vạch giống như thịt, rau, cá... Việc tiến hành truy xuất nguồn gốc phân bón giống như truy xuất nguồn gốc thực phẩm, để người nông dân có thể trực tiếp kiểm tra, phân biệt được ngay phân bón thật, giả.

Hùng Cường

 
 

Vấn nạn phân bón giả

Hiện nay, do lợi nhuận trước mắt, nhiều doanh nghiệp, cơ sở đã sản xuất phân bón giả, kém chất lượng sau đó dán nhãn mác của các doanh nghiệp uy tín tung ra thị trường. Hành vi này không chỉ ảnh hưởng chất lượng cây trồng, mà còn khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón chân chính bị ảnh hưởng, do cạnh tranh không lành mạnh.

Theo thống kê, mỗi năm, Việt Nam nhập khoảng 60% nhu cầu phân bón các loại, nhưng nay đáp ứng được đến hơn 80%. Hiện nay, mỗi năm, Việt Nam tiêu thụ 11 triệu tấn phân bón các loại, trong đó, cho tới nay, chúng ta đã sản xuất được 8 triệu tấn phân bón, còn lại phần lớn là nhập khẩu.

Trong năm 2016, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cũng liên tiếp có những đợt kiểm tra chất lượng phân bón đang sản xuất và lưu hành trên thị trường, phát hiện có đến 50% số mẫu phân bón không đạt chỉ tiêu chất lượng như đăng ký và công bố trên bao bì.

Các nhà chuyên môn cho rằng, mỗi năm, Việt Nam có thể bị thiệt hại đến 2,6 tỷ USD, do phân bón giả và kém chất lượng gây ra. Đó là chưa kể đến thiệt hại và hậu quả, do cây trồng không đạt được năng suất, cây bị sâu bệnh tấn công, làm phải tốn thêm kinh phí phòng trị, hóa chất không phải dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, đến vấn đề an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, đến môi trường.

Mới đây, đại diện Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết: "Chúng tôi đang quyết liệt ra quân kiểm tra, xử lý nạn phân bón giả nhưng tình hình vẫn diễn biến phức tạp. Do vậy, để phòng ngừa và ngăn chặn hiệu quả nạn sản xuất, phân phối và mua bán hàng giả, hàng nhái các phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, cần tập trung kiểm soát và có các chế tài đủ mạnh để chấn chỉnh xử lý nghiêm minh hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Ngay khi có chỉ đạo của Bộ Công Thương, Cục QLTT đã làm việc với Chi cục QLTT một số địa phương, như: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An… để đôn đốc việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra và xử lý vi phạm trong sản xuất, gia công phân bón vô cơ.

Đồng thời, để có cơ sở rà soát và kiểm tra vi phạm trong lĩnh vực phân bón, Bộ Công Thương đã ban hành 25 Quy chuẩn Việt Nam kể từ đầu năm 2017 đến nay. Trong đó bao gồm 15 Quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng phân bón vô cơ; 3 dự thảo Quy chuẩn Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, đang tiếp thu ý kiến thẩm định trước khi ban hành; 7 Quy chuẩn kỹ thuật khác đã hoàn thiện dự thảo, đang trong quá trình xin ý kiến các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội…).

Tại Hà Nội, Cục QLTT đã phối hợp với Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra một số cơ sở sản xuất và kinh doanh phân bón và xử lý hàng trăm vụ vi phạm.

Dán tem truy xuất nguồn gốc phân bón

TP. HCM là địa phương đang nóng về tình trạng SXKD phân bón giả, nhái, kém chất lượng… Theo báo cáo Chi cục Quản lý thị trường TP cho thấy, trong năm 2016 chi cục đã kiểm tra 103 trường hợp, xử phạt vi phạm hành chính gần 2,5 tỷ đồng. Lực lượng cơ quan chức năng 24 quận, huyện kiểm tra 56 cơ sở sản xuất phân bón; trong đó có 20 cơ sở không được cấp phép. 

Công an TP cũng cho biết, qua việc kiểm tra xử lý về an ninh, trật tự đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân bón trong thời gian qua, lực lượng Công an TP nhận thấy, dù cơ sở có giấy phép hay không phép cũng đều có khả năng phát sinh rất nhiều vi phạm, trong khi đó thẩm quyền xác lập biên bản kiểm tra và xử lý vi phạm của các lực lượng chức năng lại hạn chế, không thể xử lý hết vi phạm hoặc sai thẩm quyền, dễ dẫn đến phát sinh khiếu nại.

Do đó TP. Hồ Chí Minh sẽ tổ chức truy xuất nguồn gốc phân bón bằng mã vạch giống như thịt, rau, cá để giúp nông dân tránh mua nhầm hàng giả. Việc tiến hành truy xuất nguồn gốc phân bón giống như truy xuất nguồn gốc thực phẩm, để người nông dân có thể trực tiếp kiểm tra, phân biệt được ngay phân bón thật, giả.

Trước những tác hại của nạn phân bón giả, phân bón kém chất lượng, để hạn chế việc mua nhầm phân bón giả, phân bón kém chất lượng, một số khuyến cáo cho bà con nông dân là nên chọn mua các sản phẩm có thương hiệu rõ ràng, uy tín. Không mua các loại phân bón của những người bán dạo hoặc đến tận gia đình giới thiệu với nhiều chiêu trò khuyến mãi. Người dân có thể truy cập website của Bộ Công Thương hoặc Sở Công Thương để tìm hiểu thông tin về sản phẩm phân bón vô cơ của DN sản xuất được phép bán trên thị trường.

 

 

 

Đứng từ góc độ của một doanh nghiệp sản xuất phân bón lớn, ông Vũ Xuân Hồng - Phó TGĐ Cty CP Supe Phốt phát Hóa chất Lâm Thao cũng không khỏi bức xúc: “DN chúng tôi hiện đang rất e ngại phân bón nhái và kém chất lượng. Bởi, chúng ta hiện chưa có quy chuẩn để xác định những sản phẩm này. Nhưng, các đơn vị sản xuất này vẫn được cấp phép sản xuất, hợp chuẩn, hợp quy. Chỉ khi kiểm tra chất lượng sản phẩm cụ thể mới phát hiện ra lệch quy chuẩn mà DN đăng ký.”

Để giải quyết tình trạng này, ông Hồ Quang Thái - Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia kiến nghị: “Nên bổ sung lại Nghị định 202 vì có nhiều bất cập. Nghị định này đã có hiệu lực được hơn 3 năm nhưng định nghĩa về các chất chính trong phân bón vô cơ chưa đầy đủ.”

“Ngoài ra, các Bộ, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn phải chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học Công nghệ ban hành bộ quy chuẩn về phân bón Việt Nam, đồng thời quy định rõ các lần giám định cần thiết.”

Đặc biệt, ông Thái nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải nâng cao đạo đức nghề nghiệp với cán bộ tại tất cả các cơ quan quản lý nhà nước. Cán bộ phải kiểm tra, thẩm định, xác minh chính xác các điều kiện của doanh nghiệp cần có mới được cấp phép.”

“Với các trung tâm kiểm nghiệm, thẩm định, cần có máy móc hiện đại, bám vào quy chuẩn nhà nước ban hành để chứng nhận. Ngoài ra, nên tăng cường thanh tra kiểm tra cơ sở sản xuất kinh doanh phân bón để kịp thời phát hiện những hành vi kinh doanh sai trái của doanh nghiệp”, ông Thái nói.

 

 

TP HCM ra quân dẹp phân bón giả

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang