Lời chào từ dàn ‘hoa cẩm chướng’ làm nên sức mạnh pháo binh Việt Nam

author 07:18 16/04/2016

(VietQ.vn) - Là những hệ thống pháo tự hành mạnh nhất Việt Nam, pháo 2S1 Gvozdika và 2S3 Akatsiya vừa có màn ra quân huấn luyện đầy ấn tượng.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Lực lượng pháo tự hành Việt Nam hiện nay đều do Liên Xô viện trợ, gồm các mẫu pháo 2S1 Gvozdika 122mm và 2S3 Akatsiya 152mm. Cụ thể, theo số liệu được trang Global Firepower công khai mà báo Đất Việt trích lại, dù lực lượng pháo binh Việt Nam sở hữu khoảng 2.200 khẩu pháo các loại, đứng thứ 8 trên thế giới, thứ 6 châu Á và dẫn đầu Đông Nam Á nhưng số lượng pháo tự hành của Việt Nam lại không nhiều.

2S1 Gvozdika và 2S3 Akatsiya là những hệ thống pháo tự hành Việt Nam mạnh nhất hiện nay

2S1 Gvozdika và 2S3 Akatsiya là những hệ thống pháo tự hành Việt Nam mạnh nhất hiện nay

Pháo tự hành 2S1 Gvosdika (tiếng Nga: 2С1 « Гвоздика nghĩa là hoa cẩm chướng) do Liên Xô phát triển năm 1967 và chính thức đưa vào biên chế năm 1971. Đây là loại pháo được sản xuất với một số lượng rất lớn và phục vụ ở hàng chục quốc gia. Pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Việt Nam được thiết kế trên khung gầm xe bọc thép MT-LB cho tốc độ đến 60km/h.

Pháo tự hành 2S1 được điều khiển bởi tổ lái 4 người (trưởng xe, lái xe, pháo thủ, nạp đạn). Toàn bộ thân xe và tháp pháo bọc giáp thường giúp tổ lái chống đạn súng cỡ 7,62 hoặc 12,7mm, mảnh đạn pháo. Khung thân MT-LB lắp động cơ diesel YaMZ-238V 240 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 60km/h. 2S1 có thể lội nước với tốc độ 4,5km/h nhưng nếu thực hiện điều này thì lượng đạn phải giảm xuống còn 30 viên.

Vũ khí chính của 2S1 là lựu pháo D-32 cỡ nòng 122mm, với chiều dài gấp 35 lần cỡ nòng, rất hiệu quả trong chống công sự cũng như các mục tiêu khác, kể cả xe tăng. 2S1 bắn được nhiều loại đạn, và thường mang theo cơ số đạn 40 viên gồm 35 viên đạn nổ, phá mảnh và 5 viên đạn nổ lõm chống tăng. Ngoài ra, 2S1 còn có một súng máy 7,62mm với 300 viên đạn.

2S1 Gvosdika là hệ thống pháo tự hành Việt Nam dùng khung thân xe thiết giáp chở quân MT-LB. Trên đó, nó lắp một pháo nòng xoắn D32 122mm kết hợp hệ thống nạp đạn phụ trợ (tốc độ bắn 4-5 viên/phút). Vì pháo D32 cải tiến dựa trên pháo xe kéo D30 122mm nên nó dùng hầu hết các loại đạn của D30 (đạn nổ phân mạnh, đạn chống tăng, đạn chùm, đạn khói, đạn chiếu sáng).

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika còn có một tên gọi khác từ thời Liên Xô là ‘hoa cẩm chướng’

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika còn có một tên gọi khác từ thời Liên Xô là ‘hoa cẩm chướng’

Điều này giúp tiết kiệm, dễ dàng hơn cho việc cung cấp đạn dược. Lượng đạn dự trữ trên xe khoảng 40 viên, thường gồm 35 viên đạn nổ phân mảnh (tầm bắn 15km) và 5 viên chống tăng.

Bên cạnh hệ thống pháo tự hành 2S1 Gvosdika, sức mạnh của Lữ đoàn pháo binh 45 – một trong những đơn vị giàu truyền thống và chiến công nhất của pháo binh Việt Nam còn có sự đóng góp của dàn pháo tự hành 2S3 Akatsiya. Pháo tự hành 2S3 Akatsiya gần như là “anh em sinh đôi” với 2S1 khi nó cũng được phát triển đi vào phục vụ năm 1971. Loại pháo này cũng được sản xuất số lượng rất lớn, dây chuyền chế tạo hoạt động tới năm 1993 mới chấm dứt.

Theo thông tin trên báo Kiến Thức, pháo tự hành 2S3 Akatsiya sử dụng chung loại khung gầm với hệ thống tên lửa phòng không tự hành 2K11 Krug (NATO định danh là SA-4 Ganef). Thân xe dài 6,97m, rộng 3,25m và cao 2,62m, nặng 27,5 tấn, kíp lái 4 người. Với động cơ diesel V-12 công suất 520 mã lực, 2S3 có thể đạt tốc độ tối đa 55 - 60km/h, vượt lũy cao 1,1m, hào rộng 2,5m và có tầm hoạt động lên đến 300km.

2S3 được trang bị kiểu pháo D-22 152mm, một phiên bản của pháo xe kéo D-20, với chiều dài gấp 27 lần cỡ nòng. Với trang bị như vậy, theo lý thuyết nó có thể bắn 30 viên/10 phút hoặc 75 viên/giờ. Tuy nhiên dù trang bị hệ thống hỗ trợ nạp đạn, song tốc độ bắn tối đa của 2S3 Akatsiya chỉ ở mức khoảng 3-4 phát/phút. Số lượng đạn dữ trữ trong xe khoảng 40 viên, thường gồm 36 viên nổ phân mảnh và 4 viên chống tăng.

Trong ảnh là khẩu pháo tự hành 2S3 Akatsiya của Quân đội Nga khai hỏa về phía mục tiêu

Trong ảnh là khẩu pháo tự hành 2S3 Akatsiya của Quân đội Nga khai hỏa về phía mục tiêu

Tương tự 2S1, pháo D22 là thiết kế cải tiến từ pháo xe kéo D20 152mm nên nó dùng chung các loại đạn D20 như đạn vạch đường, đạn nổ phân mảnh, đạn chống tăng, đạn chiếu sáng và thậm chí là đạn hạt nhân. Biến thể 2S3M sau này còn có thể bắn đạn tự dẫn chính xác cao Krasnopol. Ngoài ra, 2S3 còn một súng máy phòng không cỡ 7,62mm đặt trên nóc tháp pháo.

Akatsiya có thể bắn tất cả các loại đạn pháo 152mm được phát triển cho pháo xe kéo D-20, ML-20 hoặc D-1... Cơ số đạn 40 viên, thường bao gồm 36 đạn nổ phá mảnh và 4 đạn nổ lõm chống tăng. Ngoài đạn thông thường, 2S3 được cho là còn có thể bắn đạn hạt nhân.

Các phiên bản 2S3 hiện đại hóa có thể bắn được đạn pháo có điều khiển Krasnopol. Tầm bắn tối đa của hệ thống pháo tự hành 2S3 Akatsiya là 17,4km, khi bắn trực xạ diệt công sự địch là 4km. Việc vận hành bắn pháo có thể thực hiện từ bên trong xe hoặc nối dây ra ngoài và khai hỏa. Xạ thủ có thể điều khiển bắn từ trong xe mà không cần chui ra ngoài.

>> 9 học sinh chết đuối ở Quảng Ngãi: Cha mẹ khóc nghẹn đón thi thể con

Nguyễn Yên (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang