Cận cảnh nơi thiên thạch khổng lồ va chạm và làm thay đổi khí hậu Trái đất

authorNgọc Nga 06:35 16/11/2018

(VietQ.vn) - Các nhà khoa học cho biết, họ vừa phát hiện ra một hố thiên thạch khổng lồ có kích thước gấp 5 lần Paris bên dưới sông băng Hiawatha ở phía Tây Bắc Greenland.

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Theo các nhà nghiên cứu, miệng hố này được tạo ra từ một vụ va chạm cách đây khoảng 12.000 năm trước. Vật thể gây ra va chạm được cho là một thiên thạch nặng 12 tỷ tấn và rộng khoảng 1.500 - 3.000 m. 

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy miệng hố thiên thạch này dưới lớp băng dày hàng kilomet bên dưới sông băng Hiawatha ở phía Tây Bắc Greenland. Miệng hố có đường kính gần 31 km, biến nó trở thành một trong 25 hố thiên thạch hình thành do va chạm lớn nhất trên Trái đất. 

Mô phỏng hình ảnh thiên thạch va chạm Trái đất tạo ra miệng hố khổng lồ. Ảnh: AFP

 Mô phỏng hình ảnh thiên thạch va chạm Trái đất tạo ra miệng hố khổng lồ. Ảnh: AFP

Các nhà nghiên cứu tin rằng, vụ va chạm của thiên thạch khổng lồ này đã làm thay đổi đáng kể khí hậu và cuộc sống trên Trái đất vào thời điểm đó. Những vết lõm của thiên thạch đã không hề thay đổi kể từ đó sau khi được lớp băng dày hơn một kilomet bao phủ.

Theo Kurt Kjaer, trưởng nhóm nghiên cứu, vụ va chạm đã quét sạch sự sống trong bán kính 100 km và có thể là tác nhân chính khiến nhiệt độ ở Bắc Bán cầu giảm xuống mức băng giá khoảng 12.900 - 11.700 năm trước.

Nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm kiếm và nghiên cứu những mảnh vỡ của thiên thạch xung quanh miệng hố va chạm với hy vọng có thể xác định chính xác tuổi của miệng hố, cũng như hiệu ứng mà vụ va chạm gây ra trên Trái Đất vào thời điểm đó.

Kjaer cho biết: "Miệng hố thiên thạch này còn rất nhiều điều bí ẩn cần được khám phá". 

Trái đất có thể gặp 'thảm họa' vì hố 'cổng địa ngục' thay đổi bất ổn(VietQ.vn) - Hố Batagaika nằm gần lưu vực sông Yana của Nga, trong một khu vực băng vĩnh cửu rộng lớn ở Siberia. Đây được coi là địa điểm ẩn chứa nhiều điều kỳ lạ khiến các nhà khoa học cũng khó giải thích.

Thực tế, hố thiên thạch này đã được phát hiện lần đầu tiên vào tháng 7 năm 2015 khi các nhà nghiên cứu từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch, Đại học Copenhagen.

Sau khi phát hiện các nhà nghiên cứu đã cử một chiếc máy bay tới để thực hiện các phép đo trên băng để đo chi tiết về miệng núi lửa khổng lồ này.

Hình ảnh hố thiên thạch từng va chạm với Trái đất. Nguồn video: Dailystar

Qua phân tích hóa học bằng cách đo lớp trầm tích từ một con sông chảy qua sông băng của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Cardiff họ đã xác định được rằng, để có thể tạo ra miệng hố to như vậy phải có sức hủy diệt khủng khiếp bởi một thiên thạch.

Trước đây các nhà nghiên cứu cũng đã tìm thấy một thiên thạch ở khu vực xung quanh Cape York, không xa Hiawatha. Chính bằng chứng này đã khiến các nhà khoa học tin rằng chắc chắn đã có một tác động lớn xảy ra tại đây. 

Giáo sư Kurt H Kjaer, từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đan Mạch và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Miệng núi lửa vẫn không thay đổi qua thời gian, điều này thật đáng ngạc nhiên vì vốn băng là một tác nhân ăn mòn cao. Qua đây cũng đòi hỏi nhiều thách thức cho các nhà nghiên cứu tìm kiếm và khám phá nhiều điều bí ẩn ở miệng hố thiên thạch này".

Ngọc Nga (Theo Dailystar)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang