Phẫu thuật thẩm mỹ nguy cơ biến chứng lên đến 92%
Chủ động áp dụng tiêu chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất
AI giúp cách mạng hóa trải nghiệm của bệnh nhân trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
Đòn bẩy cho doanh nghiệp xuất khẩu những tháng cuối năm
Theo đó, đứng đầu danh sách 10 ca phẫu thuật thẩm mỹ nguy hiểm nhất là phẫu thuật thay đổi màu mắt, bao gồm phẫu thuật cấy ghép mống mắt, thay đổi sắc tố mắt bằng laser và nhuộm giác mạc.
Theo nghiên cứu từ nhà bán lẻ kính mắt trực tuyến Overnight Glasses, với thời gian hồi phục kéo dài từ một đến 8 tuần và chi phí trung bình khoảng 12.000 USD, các bệnh nhân đang đánh cược với thị lực của mình.
Bên cạnh đó, trong quy trình thay đổi sắc tố mắt bằng laser (keratopigmentation), laser được sử dụng để tạo một đường hầm trong giác mạc để đưa sắc tố màu vào. Phương pháp phẫu thuật này vốn chưa được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt.
Trước đó, một công ty của Pháp chuyên đào tạo bác sĩ nhãn khoa thực hiện quy trình này đã chia sẻ đoạn video về một phụ nữ thay đổi màu mắt từ nâu sang màu xanh sáng, thu hút gần 30 triệu lượt xem trên TikTok.
Tuy nhiên, các chuyên gia đã từ lâu cảnh báo về những biến chứng của quy trình này, bao gồm mất thị lực, mù lòa, bệnh tăng nhãn áp và viêm màng bồ đào, hay viêm mắt.
Tiến sĩ Colin McCannel, giáo sư nhãn khoa lâm sàng tại Đại học California, Los Angeles cho biết, việc theo đuổi "bất kỳ phẫu thuật mắt không cần thiết nào" đều là một "ý tưởng tồi" do nguy cơ biến chứng cao.
Theo danh sách của Overnight Glasses, phẫu thuật nâng đùi đứng ở vị trí thứ hai với nguy cơ biến chứng lên đến 78%, bao gồm bị cục máu đông, nhiễm trùng và thay đổi cảm giác da. Phẫu thuật nâng mông kiểu Brazil (Brazilian butt lift), vốn được nhiều người nổi tiếng ưa chuộng, lại có nguy cơ xếp thứ ba với 38%.
Những vấn đề có thể phát sinh từ ca phẫu thuật này gồm tế bào mỡ xâm nhập vào mạch máu và di chuyển đến phổi hoặc não, gây nhiễm trùng, tổn thương thần kinh, sưng tấy và sẹo. Năm ngoái, một người phụ nữ trên TikTok cho biết cô đã "bị tổn thương tâm lý" sau khi thực hiện phẫu thuật nâng mông kiểu Brazil, cô so sánh cảm giác này giống như bị 20 con khỉ đột đánh đập.
Trước đó, các chuyên gia về keratopigmentation tại công ty New Colour của Pháp đã chia sẻ cảnh quay về một bệnh nhân đã thay đổi từ mắt nâu sang màu xanh lam rực rỡ trong một clip đạt 16 triệu lượt xem trên TikTok .
Hầu hết người xem đều sửng sốt trước cuộc phẫu thuật bởi đôi mắt bệnh nhân sau đó giống như đeo kính áp tròng màu. Những người khác thậm chí còn chê bai màu mống mắt mới của người phụ nữ này là "kinh khủng".
Nadinne Bruna đã tới Colombia để thay đổi đôi mắt màu hạt dẻ của mình thành màu xám sáng. Cô trải qua một quy trình cấy ghép silicone và cuối cùng mất 80% thị lực ở mắt phải, 50% ở mắt trái. “Trước ca phẫu thuật này, mắt tôi hoàn toàn khỏe mạnh. Chúng ở trong tình trạng thực sự tốt. Tôi thật ngây thơ,” Nadinne chia sẻ với tờ Heathline vào năm 2018.
Tiến sĩ Colin McCannel, chuyên nhãn khoa lâm sàng tại ĐH California, Los Angeles, nói với Healthline rằng việc thực hiện “bất kỳ cuộc phẫu thuật mắt không cần thiết nào” là một “ý tưởng tồi” do nguy cơ biến chứng.
Các biến chứng của chứng keratopigmentation - không được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận - bao gồm mất thị lực, mù lòa, tăng nhãn áp và viêm màng bồ đào hoặc viêm mắt.
Tiến sĩ Ivan Schwab, phát ngôn viên lâm sàng của Học viện Nhãn khoa Hoa Kỳ, nói với Vision Center: “Một trong những vấn đề chính là chúng tôi không biết đủ về quy trình để nói liệu nó có gây ra các vấn đề như bệnh tăng nhãn áp về sau hay không”.
Tại Việt Nam, theo các chuyên gia, những năm gần đây, số lượng người dân quan tâm và tìm đến các dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ mắt tại Việt Nam ngày càng tăng. Chỉ tính riêng ở TP. Hồ Chí Minh, mỗi năm có khoảng 250.000 người sử dụng dịch vụ thẩm mỹ mắt các loại, trong đó chiếm một nửa là khách hàng có độ tuổi từ 25 - 35 và người sử dụng các dịch vụ đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
Theo quy định, cơ sở dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ nói chung, thẩm mỹ mắt nói riêng là các cơ sở hoạt động có điều kiện, mà một trong những điều kiện quan trọng nhất đó là cơ sở phải có giấy phép hoạt động. Bên cạnh đó, các cơ sở phải đảm bảo cơ sở hạ tầng đúng quy chuẩn, trang bị đầy đủ thiết bị y tế, người tham gia hoạt động chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề và được ngành y tế phê duyệt danh mục kỹ thuật…
Thanh Hiền (t/h)