Phí bảo trì đường bộ: Doanh nghiệp 'oằn vai'

author 12:55 07/11/2012

(VietQ.vn) - Sau một thời gian dài "rào trước, đón sau", Bộ Tài chính mới đây quyết định từ ngày 1/1/2013 sẽ chính thức thu phí sử dụng đường bộ đối với ô tô và xe máy.

Mặc dù các mức phí được áp dụng và quy định với các loại xe là khác nhau, tuy nhiên, trao đổi với Chất lượng Việt Nam mới đây, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho rằng, nếu không tính toán hợp lý, gánh nặng phí sẽ đè lên vai doanh nghiệp vận tải, phí “đè” phí, trước sau sẽ nảy sinh những bức xúc.

Nghị định 18/2012/NĐ-CP về thu phí Quỹ bảo trì đường bộ quy định thu phí đối với ô tô và xe máy, nhưng Bộ Tài chính chỉ đề nghị thu phí đối với ô tô. Ông đánh giá thế nào về đề xuất này?

Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam, Bộ Tài chính đề nghị trả chỉ lại phí đường bộ cho các xe đã đóng phí nhưng bị tạm giữ do vi phạm trong thời gian 30 ngày trở lên, xe bị hủy hoại do tai nạn, xe bị hỏng không sử dụng được trong thời gian trên 30 ngày và phải có quyết định biên bản xử lý của cơ quan công an? ông Bùi Danh Liên (ảnh)- Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội cho rằng điều này rất khó thực hiện, vì thủ tục hành chính của Việt Nam rất phức tạp, nếu có nhận được số tiền đền bù thì số tiền đi lại còn lớn hơn nhiều lần. Đến việc hoàn thuế còn đang rất “vất vả”, dù đã có luật đầy đủ. Tôi cho rằng, kiến nghị của Bộ Tài chính là không thực tế, dù rất “có tâm” nhưng không khả thi.
Trả lời câu hỏi của PV Chất lượng Việt Nam về việc Bộ Tài chính đề nghị chỉ trả lại phí đường bộ cho các xe đã đóng phí nhưng bị tạm giữ do vi phạm trong thời gian 30 ngày trở lên, xe bị hủy hoại do tai nạn, xe bị hỏng không sử dụng được trong thời gian trên 30 ngày và phải có quyết định biên bản xử lý của cơ quan công an, ông Bùi Danh Liên (ảnh) - Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội, cho rằng điều này rất khó thực hiện, vì thủ tục hành chính của Việt Nam rất phức tạp. Nếu có nhận được tiền đền bù thì số tiền đi lại còn lớn hơn nhiều lần. Đến việc hoàn thuế còn đang rất “vất vả”, dù đã có luật đầy đủ. "Tôi cho rằng, kiến nghị của Bộ Tài chính là không thực tế, dù rất “có tâm” nhưng không khả thi", ông Liên nói.

Theo tôi, chỉ thu phí ô tô là hợp lý bởi vì số tiền thu phí xe máy không đáng kể nhưng sẽ phải hình thành một tổ chức đứng ra thu phí, đấy là phường, xã. Trong khi các cơ quan này đứng ra thu tiền của người dân nhưng lại không có chế tài thì chắc chắn sẽ không thu nổi. Liên quan đến ý kiến cho rằng việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy khó khả thi và không đảm bảo tính công bằng, tôi cho rằng nếu nói công bằng thì sẽ là không công bằng với cả ô tô chứ không riêng gì xe máy. Chẳng hạn, xe taxi chạy liên tục cả ngày lẫn đêm nhưng cũng chỉ nộp như một xe gia đình. Chúng ta đang tính sử dụng đường nhưng thực chất không thể kiểm soát được một phương tiện sử dụng bao nhiêu km đường. Còn đối với xe máy, chắc chắn nếu không có phương án hợp lý thì sẽ không thể tránh khỏi thất thu và bất công bằng. Được biết, trong đề án, Bộ GTVT cũng chỉ dự kiến thu được 50% theo đầu phương tiện.

Tuy nhiên, việc thu phí bảo trì đường bộ cũng sẽ có những tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp vận tải khác?

Nếu thu theo chu kỳ kiểm định thì sẽ gây khó khăn cho cả người dân và doanh nghiệp. Đối với người dân nói chung, sẽ xảy ra trường hợp người mua xe chưa được sử dụng đường thì đã phải đóng tiền vì họ phải đóng phí từ thời điểm đăng ký kiểm định. Đối với doanh nghiệp, thực sự đó là một khoản chi cực kỳ khổng lồ trong thời điểm khó khăn này. Tính đơn giản, cứ 6 tháng doanh nghiệp đã phải chi hơn 6 triệu đồng cho một xe container. Nếu doanh nghiệp có 100 xe thì đã mất hơn 600 triệu. Đó là chưa tính đến việc họ phải trả lãi nếu đi vay ngân hàng. Tiền thực nộp sẽ lớn hơn con số 1.040 triệu đồng/xe/tháng. Đó là còn chưa kể trong 6 tháng đó có những xe không hoạt động vì hỏng hay thiếu hàng? Đây là vấn đề nếu không tính thì sau khi thực hiện sẽ có nhiều bức xúc. Bây giờ năng lực vận tải giảm sút 30-50% mà nộp phí theo thời gian dù hoạt động hay không là không hợp lý.

Bộ Tài chính đề nghị không miễn phí đối với các loại xe được miễn phí qua trạm từng lần (như xe cấp cứu, xe hộ tống, xe vận chuyển hàng hóa trong trường hợp thiên tai, thảm họa…). Theo ông điều này có thật sự cần thiết?

Việc này không nên, vì xe cứu thương là vấn đề nhân đạo; hay như xe cứu trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước cũng không nên thu phí. Ví dụ, khi một địa phương có thảm họa thiên tai hay lũ lụt, người chủ xe đã chủ động không lấy tiền cước thuê xe, giờ lại đi thu phí xe thì sẽ rất bất hợp lý.

Quá nhiều trạm thu phí sẽ tạo thêm gánh nặng lên vai nhà xe

Về thời điểm thực hiện thu phí, nếu thu phí này trong khi chưa xóa bỏ hết các trạm thu phí thì người sử dụng đường bộ sẽ phải đóng phí 2 lần. Ông có cho rằng đây là một bất cập?

Trong đề án bổ sung có nêu rõ, khi thu phí sử dụng đường bộ thì các trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước sẽ bị xóa bỏ, còn các trạm thu phí theo hình thức doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư (BOT) vẫn sẽ tiếp tục duy trì. Ngoài ra, các trạm bán quyền thu phí, các trạm thu hoàn vốn theo quy định của Chính phủ sẽ tiếp tục duy trì cho đến khi thực hiện xong hợp đồng chuyển giao quyền thu phí và hoàn thành việc trả nợ vay, sau đó sẽ xóa bỏ.

Tuy nhiên, một số trạm thu phí nộp ngân sách Nhà nước trên tuyến quốc lộ 1A lại được bàn giao cho nhà đầu tư BOT để mở rộng quốc lộ 1A. Như vậy, trạm thu phí của Nhà nước bị xóa đi lại mọc lên các trạm của doanh nghiệp theo hình thức BOT. Các phương tiện lưu thông qua tuyến đường này bên cạnh nộp phí sử dụng đường bộ thì vẫn phải nộp tiền cho các trạm thu phí BOT. Theo tôi, để người dân không phải đóng hai lần phí thì trong cơ cấu phí BOT (vốn đầu tư, lãi suất, tiền bảo trì đoạn đường BOT) nên bỏ khoản tiền sửa đường vì tiền đó người dân giờ đây đã nộp theo đầu phương tiện.

Việt Nguyễn (thực hiện)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang