Phú Yên: Phát hiện lượng lớn hàng hoá nghi nhập nhậu, trong đó có nhiều thuốc

author 11:37 03/04/2023

(VietQ.vn) - Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên mới đây đã phát hiện số lượng lớn thuốc không có hóa đơn chứng từ, nghi hàng lậu nên đang xem xét chuyển Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Cụ thể, Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp Phòng PC08 Công an tỉnh Phú Yên tiến hành khám phương tiện ôtô tải biển kiểm soát số 29LD – 310.49 do ông Lưu Quốc Huy, địa chỉ: xóm Hồng Sơn, Nam Thái, Nam Đàn, Nghệ An là người trực tiếp điều khiển phương tiện cũng là người quản lý hàng hóa.

Qua khám phương tiện, phát hiện trên xe vận chuyển 27 mục hàng gồm: 8.640 hộp viên uống xương khớp hiệu Noxa 20 made in Thailand; 545 hộp thuốc đặc trị viêm khớp, sưng gối cho gia súc, gia cầm hiệu Interspectin L; 600 hộp vòng bi hiệu NTN, made in Japan; 180 cái đá cắt hiệu Metal Attack các loại; 395 Bộ đồ chơi lắp ráp hiệu Tai-D-X; 140 cái đèn ngủ hiệu Led night light, made in China; 400 cái quần lót nam hiệu Calvin Klein; 40 cái túi xách hiệu Louis Vuitton; 1.800 cái khung sườn điện thoại không có nhãn hàng hóa.

545 hộp thuốc đặc trị viêm khớp, sưng gối cho gia súc, gia cầm nghi là thuốc lậu

 

Cùng với đó, tổ công tác còn bắt quả tang phương tiện nêu trên cũng đang vận chuyển 552 hộp Thuốc nhuộm tóc các loại hiệu Color Cream; 800 hộp kem bôi da hiệu Sui Jing Bai; 20 cái đèn chiếu sáng khi có sự cố khẩn cấp hiệu AGT; 80 cái đế tản nhiệt Laptop hiệu RGB time lighting effects; 06 hộp đông trùng hạ thảo không có nhãn hàng hóa; 32 lon nhựa đa dụng nhãn bằng tiếng nước ngoài; 20 cái củ đề hiệu Mitsuba SM-5 12V; 20 cái nồi cơm điện hiệu Sharp, 06 cái bình thủy điện hiệu Sharp; 197 bì đất sét tự khô hiệu Supper Light Clay; 60 hộp dây sạc điện thoại hiệu hoco; 30 hộp tai nghe có dây hiệu hoco….

Tại thời điểm kiểm tra, lái xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp kèm theo, hàng hóa có nhãn ghi không đúng theo quy định của pháp luật. Đội QLTT số 1 tiến hành ra Quyết định tạm giữ toàn bộ 27 mục hàng hóa nêu trên để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Liên quan tới vấn đề ghi nhãn hàng hóa, theo Điều 22 Nghị định 128/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa có nhãn gốc nhưng không đọc được các nội dung trên nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa mà cá nhân, tổ chức nhập khẩu hàng hóa không khắc phục được.

Nhập khẩu hàng hóa có nhãn hàng hóa ghi sai các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp hàng giả, hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam) thì bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưởi 70.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

Nhập khẩu hàng hóa theo quy định phải có nhãn gốc mà không có nhãn gốc hàng hóa thì bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá đến dưới 5.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

Phạt tiền tư 25.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng trong trường hợp hàng hỏa vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.

Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với tang vật vi phạm hành chính quy định tại Điều này trong thời hạn thi hành quyết định xử phạt; Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.

Bảo Linh (t/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang