Quảng Bình xử phạt 3 cơ sở chăn nuôi vi phạm trong lĩnh vực môi trường
Xử phạt Công ty Thuận Đức do xả thải trái phép ra môi trường
Kiên Giang: Xử phạt cơ sở nuôi tôm công nghiệp xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường
7 định hướng chiến lược triển khai thực hành thể chế tốt (GRP) tại Việt Nam
Hà Tĩnh xử lý hàng loạt vụ vi phạm môi trường trong 8 tháng đầu năm 2024
Xây dựng môi trường làm việc an toàn - nền tảng tăng năng suất lao động
Ảnh minh họa
Cụ thể, các trang trại chăn nuôi của Công ty TNHH MTV Phú Ngọc Liên, Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa Phát (có trụ sở tại thị trấn Hoàn Lão, Bố Trạch) và Công ty TNHH MTV sản xuất kinh doanh tổng hợp Trường Giang (có trụ sở tại xã Tây Trạch) đã bị phát hiện không tuân thủ các quy định về môi trường. Các hành vi vi phạm gồm: hoạt động không có giấy phép môi trường, thực hiện không đúng các nội dung đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, và chăn nuôi vượt công suất cho phép.
Ngoài ra, các trang trại này còn bị phát hiện xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 5 đến hơn 10 lần so với mức cho phép. Lượng nước thải xả ra môi trường dao động từ 10m³ đến dưới 40m³ mỗi ngày, gây nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng.
Trước các vi phạm trên, UBND tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định xử phạt hành chính tổng cộng 2,351 tỷ đồng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Phú Ngọc Liên bị phạt 965 triệu đồng, Công ty TNHH MTV Quỳnh Hoa Phát bị phạt 660 triệu đồng và Công ty TNHH MTV sản xuất kinh doanh tổng hợp Trường Giang bị phạt 726 triệu đồng.
Ngoài việc xử phạt tài chính, UBND tỉnh còn yêu cầu đình chỉ hoạt động của các nguồn phát sinh chất thải mà không có giấy phép môi trường trong thời hạn 4,5 tháng. Các doanh nghiệp này buộc phải khắc phục tình trạng ô nhiễm, đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và nộp báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn 4,5 tháng.
Theo đó, UBND tỉnh Quảng Bình yêu cầu các doanh nghiệp tuyệt đối không được xả nước thải chưa đạt quy chuẩn ra môi trường; thực hiện đánh giá tác động môi trường trong trường hợp thay đổi quy mô công suất trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt; rà soát toàn bộ các công trình bảo vệ môi trường và đầu tư hoàn thiện bảo đảm quy định. Sau khi hoàn thiện, lập hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường trình cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xem xét cấp phép trước khi đi vào vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải của trang trại.
QCVN 62-MT:2016/BTNMT về nước thải chăn nuôi
QCVN 62-MT:2016/BTNMT được ban hành theo Thông tư số 04/2016/TT-BTNMT ngày 29 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quy chuẩn này áp dụng riêng cho nước thải chăn nuôi. Mọi tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải tuân thủ quy định tại quy chuẩn này.
Nước thải chăn nuôi xả vào hệ thống thu gom của nhà máy xử lý nước thải tập trung tuân thủ theo quy định của đơn vị quản lý và vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung.
QCVN 62-MT:2016/BTNMT quy định giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải. Theo công thức
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
– Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải;
– C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi quy định tại mục 2.1.2;
– Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải quy định tại mục 2.1.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương; dung tích của hồ, ao, đầm, phá; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ;
– Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải quy định tại mục 2.1.4 ứng với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở chăn nuôi khi xả ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng hệ số Kq và Kf) đối với thông số pH và tổng coliform; Nước thải chăn nuôi xả ra hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung thì áp dụng giá trị Cmax = C quy định tại cột B, Bảng 1.
Duy Trinh (t/h)