Tác hại khi dùng nước rửa bát sai, cách lựa chọn và dùng đúng chuẩn an toàn
Những điều không bao giờ nên làm với nước rửa bát
Bắt quả tang cơ sở sản xuất nước giặt, nước rửa bát có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu
Bưởi xanh mướt nhờ 'thần dược' từ vôi và nước rửa bát
Tác hại khi dùng nước rửa bát sai cách
Về bản chất, nước rửa bát là hóa chất tẩy rửa. Khi gặp nước, tạo thành xà bông, giúp làm sạch chén bát hiệu quả. Nhờ cơ chế hút các chất bẩn và dầu mỡ gắn chặt vào các đầu hoạt chất, rồi cuốn chất bẩn theo nước.
Khi nhắc tới những tác hại của nước rửa bát với sức khỏe, đa số mọi người đều chỉ nghĩ đến hại da tay, dị ứng mùi hóa chất. Tuy nhiên thực tế nếu mắc sai lầm khi sử dụng nước rửa bát còn mang lại những tác hại nghiêm trọng hơn.
Nhiều người có thói quen ngâm dụng cụ ăn uống vào nước rửa bát sau đó mới rửa nhưng đây lại là việc làm phản khoa học. Dù có pha loãng thì cũng không an toàn, thậm chí còn khiến chất độc hại dễ ngấm sâu hơn vào trong bát đĩa, đũa, thìa…Bởi vì các hóa chất càng có thời gian để ngấm sâu vào trong các dụng cụ nhà bếp, lại thêm thời gian sản sinh vi khuẩn. Nhất là khi sử dụng các loại bát đĩa kém chất lượng, sau đó xả không đủ kỹ.
Lấy quá nhiều nước rửa bát cho 1 lần sử dụng cũng là một sai lầm nhiều người mắc. Đôi khi thấy bát đĩa quá bẩn hay phải rửa các hộp đựng bằng nhựa, dễ bám dầu mỡ, nhiều người sợ không sạch nên thường dùng rất nhiều nước rửa bát.
Dùng nước rửa bát sai cách có thể gây ra nhiều tác hại. Ảnh minh họa
Theo các nhà nghiên cứu, đúng là lượng nước tẩy rửa nhiều sẽ gia tăng hiệu quả làm sạch. Tuy nhiên, “tác dụng phụ” của nó là rất khó rửa sạch hết hóa chất, những chất còn sót lại sẽ thôi ra thức ăn khi dụng cụ đó được tái sử dụng. Khi ăn vào khó tránh khỏi tích tụ chất hại trong người, gây ra bệnh tật.
Sai lầm tiếp theo chính là đổ trực tiếp nước rửa bát lên bát đĩa. Thực chất, đổ nước rửa bát trực tiếp vào bát đĩa bẩn không làm cho việc tẩy sạch dầu mỡ hiệu quả mà chỉ khiến chất tẩy rửa bám chặt vào bát đĩa mà thôi. Nếu rửa không sạch, phần chất tẩy rửa này sẽ sót lại trên bát đĩa. Thậm chí, dù cho bạn đã rửa những chiếc bát sạch sẽ và không còn sờ thấy nhờn rít thì hóa chất cũng đã kịp ngấm lại 1 phần trong đó.
Khi ăn vào sẽ ảnh hưởng đến đường ruột, đặc biệt có thể gây tiêu chảy, đau bụng… Ngoài ra, còn làm hỏng mùi vị món ăn cũng như làm bát đĩa mau hỏng, dễ vỡ hơn. Cách tốt nhất là pha một ít nước rửa bát vào khoảng nửa bát nước, sau đó hòa đều cho loãng ra và sử dụng mút rửa khi đã đeo găng tay.
Do điều kiện kinh tế nên nhiều gia đình lựa chọn nước rửa bát giá rẻ nhưng thường kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. Hầu hết tất cả sản phẩm tẩy rửa đều có hóa chất độc hại. Điều quan trọng là sản phẩm đó được sản xuất với tỉ lệ hóa chất trong phạm vi cho phép hay không. Cụ thể, các loại nước rửa bát có thương hiệu uy tín, được cơ quan y tế có thẩm quyền chấp nhận thường được làm bằng chất hữu cơ, cực ít chất hóa học và không gây hại.
Trong khi đó, nước rửa bát chất lượng kém, không rõ nguồn gốc xuất xứ thường làm từ chất hóa học có tính kiềm cực mạnh (NaOH, Na2SO3, Na3SO4) kết hợp với chất tạo đặc, chất tạo mùi và phẩm màu công nghiệp. Ai cũng có thể tự pha chế nên bán với giá rất rẻ nhưng cái giá phải trả khi dùng là rất đắt.
Chúng có thể chứa chất gây ung thư formaldehyde, mang đến nguy cơ gây ung thư cao. Hoặc các chất tẩy rửa, chất hóa học có tính kiềm quá mạnh với tỷ lệ lớn sẽ tác động xấu đến dạ dày, ăn mòn miệng, làm chức năng của hệ men tiêu hóa bị suy giảm. Nếu để da tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong nước rửa bát thì sẽ khiến da mỏng đi, dễ bị bào mòn, viêm da.
Cách lựa chọn và sử dụng nước rửa bát an toàn
Chọn mua nước rửa bát đảm bảo nguồn gốc xuất xứ: Một tiêu chí cơ bản nhất để lựa chọn 1 sản phẩm đó chính là nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không có một sản phẩm nào đảm bảo chất lượng mà lại không có tên tuổi, thương hiệu. Bởi vậy, không nên ham rẻ mà mua các loại nước rửa bát trôi nổi, không rõ xuất xứ trên thị trường.
Vì là hàng tiêu dùng thiết yếu, nước rửa chén bát hiện nay được làm giả và nhái rất nhiều. Là một người tiêu dùng thông minh, nên cân nhắc lựa chọn kỹ lưỡng, tìm hiểu về thương hiệu, xem kỹ nhãn mác, ngày sản xuất, hạn sử dụng để là mua được sản phẩm nước rửa chén bát an toàn đảm bảo.
Thành phần nước rửa bát thân thiện, không có hại cho sức khoẻ: Biết rằng nước rửa bát phải có các chất tẩy rửa và diệt khuẩn để loại bỏ dầu mỡ, rửa bát được sạch. Tuy nhiên, những loại nước rửa bát có nồng độ tẩy rửa ít hoặc có những thành phần thân thiện, dễ dàng rửa sạch sẽ giúp đảm bảo sức khoẻ cho chúng ta nhiều hơn. Dù thế nào thì việc rửa kỹ lưỡng chén bát sạch hết nước rửa bát là điều cần thiết, bởi các chất có trong nước rửa bát có ảnh hưởng rất xấu đến cơ thể nếu rửa không sạch.
Không hại da tay của người sử dụng: Dù ít hay nhiều thì trung bình các chị em chúng ta vẫn phải tiếp xúc với nước rửa chén bát 1 ngày 2-3 lần. Lựa chọn các loại nước rửa bát hạn chế bào mòn da tay, không gây kích ứng là một tiêu chí căn bản. Để bảo vệ tốt hơn cho tay, chúng ta vẫn nên sử dụng bao tay khi rửa bát. Hãy tập thói quen tốt cho bản thân.
Mùi hương thơm nước rửa chén bát: Hương nước rửa chén bát chính là tiêu chí quan trọng ảnh hưởng đến việc chọn lựa nước rửa chén bát. Một mùi hương thơm dễ chịu, dịu nhẹ sẽ khiến công việc rửa bát trở nên nhẹ nhàng thoải mái hơn, còn nếu nước rửa bát có mùi tẩy rửa, thì đó sẽ là cực hình mỗi khi rửa bát.
Đeo găng tay khi rửa bát: Một số nghiên cứu lâm sàng cho thấy các chất độc hại trong nước tẩy rửa (nhất là nước tẩy rửa không rõ nguồn gốc) có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa và hô hấp.
Do đó, khi rửa bát tốt nhất mọi người nên đeo găng tay, việc này còn hạn chế được tình trạng da tay bị làm mỏng, “ăn” da, khô da, kích ứng… đồng thời giúp tăng độ ma sát khiến việc cầm nắm chén bát và dụng cụ khi rửa được dễ dàng và an toàn hơn.
Loại bỏ thức ăn thừa, chất bẩn trên bề mặt chén bát: Với bước này sẽ giúp giảm đi được chất bẩn, dầu mỡ trên chén bát trước khi dùng nước rửa bát để rửa sạch, từ đó tăng hiệu quả tẩy rửa. Đồng thời, giảm đi được lượng nước rửa bát cần dùng, tiết kiệm hơn. Nhất là nếu dùng nước rửa bát hữu cơ với khả năng làm sạch không cao thì sẽ giúp bát đĩa sạch hơn mà không tốn quá nhiều nước rửa bát.
Sử dụng lượng nước rửa bát vừa đủ: Tùy vào lượng chén bát mà sử dụng nước rửa bát vừa phải, không nên lạm dụng. Mọi người thường nghĩ dùng càng nhiều thì sẽ tẩy càng sạch, tuy nhiên lưu ý rằng càng nhiều dung dịch tẩy rửa thì nguy cơ các hóa chất thẩm thấu vào da càng cao. Đồng thời khả năng tồn động của nó trên bề mặt bát cũng nhiều hơn, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Ngoài ra việc sử dụng lượng quá lớn sẽ gây lãng phí cả nước rửa chén và lượng nước sạch để tráng lại lần 2,3.
Lưu ý khi dùng nước rửa bát đối với các dụng cụ nhựa
Với các dụng cụ bằng nhựa như hộp đựng thức ăn, bát đĩa nhựa… vết bẩn bám rất lâu, đặc biệt là dầu mỡ. Do đó hãy ngâm qua với nước ấm pha thêm ít muối, sau đó rửa lại với dung dịch nước rửa chén pha loãng. Chỉ cần như vậy, dụng cụ nhựa sẽ sạch và không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Sau khi rửa xong, để đảm bảo bát đĩa được ráo nước, hãy phơi ở nơi có ánh nắng tự nhiên và hạn chế để ở nơi ẩm thấp. Khi cần dùng có thể lau sơ qua bằng khăn hoặc tráng qua với nước nóng.
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6971:2001 về nước tổng hợp dùng cho nhà bếp Tiêu chuẩn này áp dụng cho nước rửa tổng hợp dùng để rửa rau, quả và đồ dùng cho ăn uống trong nhà bếp, sử dụng chất hoạt động bề mặt dễ bị phân huỷ sinh học và một số phụ gia khác đang được bộ Y Tế cho phép sử dụng trong thưc phẩm. Nước rửa dùng cho nhà bếp phải phù hợp với các quy định trong bảng 1 và bảng 2. Bảng 1 - Các chỉ tiêu ngoại quan
Bảng 2 - Các chỉ tiêu chất lượng
|
An Dương (T/h)