32 doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, dược phẩm 'lên thớt'

author 16:04 29/06/2016

(VietQ.vn) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa công bố danh sách 32 doanh nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm bị xử phạt vi phạm hành chính vì nhiều vi phạm trong thờ gian qua.

Trên thị trường hiên nay việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, dược phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tràn lan trên thị trường gây hoang mang dư luận.

Mỹ phẩm, thuốc giả không nguồn gốc xuất xứ tràn lan thị trường

 Mỹ phẩm, thuốc giả không nguồn gốc xuất xứ tràn lan thị trường. Ảnh minh họa

Theo báo Vietnamplus, qua kiểm tra cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý bằng hình thức thu hồi, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng.

Trong 32 doanh nghiệp vi phạm, có 8 doanh nghiệp bị xử phạt do vi phạm chất lượng thuốc như Công ty Cổ phần Dược phẩm Minh Dân; Công ty Cổ phần Dược phẩm Sao Kim; Công ty Trách nhiện hữu hạn United International Pharma; Công ty Young – il Pharm Co., Ltd; Công ty Medico Remedies Pvt. Ltd; Chi nhánh Công ty cổ phần dược phẩm Phong Phú - nhà máy sản xuất dược phẩm Usarichpharm; Công ty Precise Chemipharma Private Limited, India; Công ty Aceeess Healthcare Inc.,

Có 10 doanh nghiệp vi phạm trong đăng ký thuốc khi không thực hiện đúng quy trình thao tác chuẩn trong quá trình đăng ký thuốc.

Đó là Công ty PT Dexa Medica, Công ty Kyongbo Phamaceutical Co.Ltd, Công ty Khandelwal Laboratories Pvt.Ltd, Công ty Marksans Pharma Ltd-India, Công ty Gufic Biosciences Limited, Công ty Scott Edil Pharmacia Ltd, Công ty Il Hwa Co., Ltd, Công ty Kukje Pharma Ind Co.Ltd, Công ty Genome Pharmaceuticals (Pvt) Ltd, Công ty Scott Edil Pharmacia Ltd.

Có 9 doanh nghiệp vi phạm trong quản lý giá thuốc khi bán thuốc giá cao hơn giá kê khai như Công ty Trách nhiện hữu hạn Dược phẩm Việt Hùng, Công ty Trách nhiện hữu hạn Thương mại Trí Khang, Công ty Cổ phần Dược phẩm MK Việt Nam, Công ty cổ phần thương mại Nguyễn Danh, Công ty Trách nhiện hữu hạn dược phẩm Tây Sơn, Công ty Cổ phần đầu tư thương mại và dịch vụ Bảo Sơn, Công ty cổ phần dược phẩm Thủy Trúc, Công ty cổ phần tập đoàn dược phẩm và thương mại Sohaco, Công ty cổ phần thương mại dược phẩm Alpha Pháp.

Có 3 doanh nghiệp mỹ phẩm bị phạt do ghi công năng sai với bản chất vốn có của sản phẩm, nhập khẩu mỹ phẩm có thành phần công thức không thống nhất như Công ty Trách nhiện hữu hạn MTV sản xuất và thương mại Samsara, Công ty Cổ phần sản xuất hàng gia dụng quốc tế, Công ty Cổ phần xúc tiến đầu tư xuất nhập khẩu Việt Đức.

Trong số các doanh nghiệp dược, có một doanh nghiệp bị xử phạt liên tiếp hai lần do vi phạm về quảng cáo thuốc là Công ty Trách nhiện hữu hạn Nhất Nhất.

Cơ quan chức năng kiểm tra hệ thống cửa hàng của Trần Thị Ánh Tuyết. Ảnh: Minh Đức

 Cơ quan chức năng kiểm tra hệ thống cửa hàng của Trần Thị Ánh Tuyết. Ảnh: Minh Đức

Vấn đề dược phẩm, mỹ phẩm không đủ tiêu chuẩn chất lượng, hàng giả, hàng nhái bán tràn lan thị trường đã được đề cập đến từ lâu nhưng để kiểm soát được triệt để vấn đề trên hiện vẫn đang là một bài toán khó đối với các cơ quan chức năng.

Từ đầu năm 2016 đến nay, cơ quan chức năng đã triệt phá nhiều phi vụ sản xuất, buôn bán tân dược và thực phẩm chức năng giả, tuy nhiên tình trạng này vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân.

Theo báo Tiền phong, địa bàn TP Hà Nội có khoảng 200 ki ốt phân phối thuốc tân dược và thực phẩm chức năng nằm ở 2 khu vực là chợ đầu mối phố Ngọc Khánh, Ba Đình và Thanh Xuân (Hà Nội). Cụ thể, tại tòa nhà Hapulico số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân có khoảng 180 ki ốt, khu vực phố Ngọc Khánh, Ba Đình, có khoảng 20 ki ốt. Mỗi ki ốt được chủ đầu tư cho thuê với giá 22 triệu đồng/42m2.

Các cơ sở sản xuất, nhập khẩu sẽ đưa thuốc về 2 địa điểm trên để tiêu thụ. Tiếp đó, chủ các quầy thuốc trên địa bàn TP Hà Nội và các tỉnh thành lân cận sẽ đổ về 2 địa điểm trên để nhập hàng rồi bán cho người dân. Thời gian vừa qua, cơ quan chức năng đã phát hiện một số vụ buôn bán kinh doanh tân dược và thực phẩm chức năng vi phạm.

Tiếp đến, ngày 9/1/2016, lực lượng chức năng TP Hà Nội đồng loạt kiểm tra 3 cửa hàng thuốc tân dược thuộc cùng một hệ thống có địa chỉ ở số 11A An Dương (Tây Hồ), số 20 Nguyễn Biểu và 129 Phúc Xá (Ba Đình, Hà Nội), thu giữ hàng trăm nghìn đơn vị thuốc tân dược các loại hết hạn sử dụng bị tẩy xóa, sửa chữa.

Toàn bộ số tân dược vi phạm đã bị cơ quan chức năng thu giữ để xử lý. Trần Thị Ánh Tuyết (51 tuổi, trú tại phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bị xác định đã điều hành hơn 20 cửa hàng bán thuốc hết hạn sử dụng.

Vào ngày 28/1/2016, Viện KSND cấp cao tại TPHCM, cho biết vừa ký kháng nghị yêu cầu cấp phúc thẩm xử theo hướng tăng án đối với Nguyễn Thị Diễm Quỳnh (SN 1981) và Trần Đăng Trường (SN 1979, chồng Quỳnh) về tội “sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh”. Ngoài ra, kháng nghị còn yêu cầu tịch thu xe hơi, máy móc là công cụ sản xuất, vận chuyển thuốc giả đi tiêu thụ.

 

Phát hiện ‘tử thần’ gây ung thư da trong kem làm trắng cấp tốc(VietQ.vn) - Một làn da trắng đẹp mịn màng chỉ sau vài lần tắm trắng nhưng sau cái đẹp trước mắt đó là nguy cơ mắc phải căn bệnh ung thư da nguy hiểm chết người.

Minh Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang