Số người mắc virus corona tăng hàng giờ, bác sĩ cảnh báo 5 đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất

author 15:07 28/01/2020

(VietQ.vn) - Dịch bệnh viêm phổi lạ do virus corona ở Vũ Hán, Trung Quốc ngày càng lan rộng. Các bác sĩ cho biết ai cũng có thể bị lây nhiễm nhưng đối với một số đối tượng cần đặc biệt lưu ý hơn.

Trong giai đoạn này, dịch viêm phổi cấp do virus corona mới (nCoV) đang diễn biến phức tạp, số người mắc bệnh tăng lên. Thực tế, ai cũng có thể bị nhiễm virus. Chỉ cần tiếp xúc với lượng virus vừa đủ, dù là người khỏe mạnh cũng khó chống lại virus và có thể mắc bệnh. Tuy nhiên theo các bác sĩ 5 nhóm người rất dễ bị nhiễm bệnh, cần phải đặc biệt chú ý để phòng ngừa.

Người cao tuổi

Theo thống kê cho thấy sự phân bố độ tuổi của người mắc bệnh, đặc biệt là bệnh nhân nguy kịch và tử vong thì người cao tuổi chiếm tỷ lệ lớn. Nguyên nhân được cho là vì họ có khả năng miễn dịch tương đối thấp và sức đề kháng kém.

 Dịch virus corona ngày càng lây lan ra khắp nơi trẻ nhỏ, người già và phụ nữ mang thai nên thận trọng phòng ngừa. Ảnh: VietNamnet

Những người mắc bệnh tiềm ẩn tương đối nghiêm trọng

Theo báo cáo, hầu hết các bệnh nhân bị viêm phổi loại mới ở mức độ nặng đều mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch vành, xơ gan, ung thư và các bệnh tiềm ẩn nghiêm trọng khác.

Người có sức đề kháng kém

Ngoài người già, một số người ít khi tập thể dục và sinh hoạt không điều độ cũng sẽ có sức đề kháng kém và dễ bị nhiễm virus corona. Do đó, các bác sĩ kiến nghị mọi người cần duy trì tập thể dục, nghỉ ngơi hợp lý, không thức khuya và có một chế độ ăn uống tốt để tăng cường sức đề kháng, chống lại loại virus corona mới nguy hiểm.

Những người thường xuyên đến nơi đông người

Những nơi đông đúc, khép kín, không khí không lưu thông sẽ khiến khả năng lây bệnh tăng nhiều hơn. Vì vậy, người dân tốt nhất không nên đến những nơi có đông người qua lại. Hãy ở nhà, mở cửa thông gió và rửa tay thường xuyên.

Phụ nữ có thai và trẻ em

Phụ nữ có thai và trẻ em thuộc nhóm đặc biệt, dễ bị virus corona nhắm đến. Một số thông tin trên Internet nói rằng trẻ em không dễ bị nhiễm virus corona mới do những người được chẩn đoán mắc bệnh cho tới nay đa phần là người lớn.

Có thể do một vài lý do khiến trẻ em ít bị lây nhiễm loại virus này. Thứ nhất, có thể loại virus này thực sự không dễ lây nhiễm cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không có căn cứ khoa học để xác thực vấn đề này.

Thứ hai, có thể do trẻ ít tiếp xúc với mầm bệnh. Người lớn có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với mầm bệnh, đặc biệt khi nó bắt nguồn ở chợ hải sản, nơi người lớn thường xuyên qua lại để trao đổi, mua bán. Bình thường, trẻ nhỏ ít khi tới đây, tức là giảm tiếp xúc với mầm bệnh. Tuy nhiên, hiện tại đã có nhiều trường hợp trẻ nhỏ bị nhiễm virus corona, đặc biệt trẻ nhỏ nhất được phát hiện mới 2 tuổi.

Do đó, tuyên bố rằng "trẻ em không dễ bị nhiễm coronavirus mới của Vũ Hán" có thể không đúng. Hơn nữa, thể chất của trẻ chưa hoàn chỉnh đồng nghĩa với việc dễ lây nhiễm loại virus nguy hiểm này. Các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ cần phải có biện pháp phòng ngừa cho trẻ.

Bao giờ có vắc xin ngăn chặn virus corona gây bệnh viêm phổi nguy hiểm? (VietQ.vn) - Các chuyên gia về dịch tễ cho biết, quá trình tạo ra vắcxin ngừa chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi tại Trung Quốc có thể kéo dài từ 3 tháng đến một năm.

Số người nghi nhiễm virus corona tại Việt Nam 

Tại cuộc họp, PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết: miền Bắc có trường hợp nghi ngờ mắc viêm phổi cấp, trong đó 8 bệnh nhân đã được loại trừ do kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona (nCoV).

Các cơ sở y tế ở miền Bắc đang tiếp tục cách ly, điều trị 23 trường hợp còn lại thuộc diện nghi ngờ, gửi các mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm.

Ở miền Nam, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM thông tin: Phú Quốc đang cách ly, theo dõi 2 người Trung Quốc đến từ Hồ Bắc, có biểu hiện sốt, ho.

Tại miền Trung, có 24 trường hợp nghi nhiễm nCoV được lấy mẫu xét nghiệm, đã loại trừ 14 người, còn 10 trường hợp đang chờ kết quả.

Như vậy cả nước còn 35 trường hợp thuộc diện nghi nhiễm nCoV, đang tiếp tục được cách ly, theo dõi và tiến hành các xét nghiệm. Những người tiếp xúc với các trường hợp này đều được ngành y tế địa phương tư vấn, theo dõi chặt chẽ, bảo đảm không bỏ sót các trường hợp nghi ngờ.

Khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế Việt Nam để phòng, tránh dịch viêm phổi cấp lây lan

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh viêm đường hô hấp cấp tính; khi cần thiết phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc.

Giữ ấm cơ thể, vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, súc họng bằng nước sát khuẩn miệng để phòng bệnh viêm phổi.

Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Những người trở về từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc hoặc các tỉnh/ thành phố khác của Trung Quốc đang có dịch hoặc có tiếp xúc gần với người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV trong vòng 14 ngày nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

Khi phát hiện dịch bệnh cần thông tin, cho cơ quan y tế, chính quyền địa phương để giám sát, xử lý, ứng phó với dịch bệnh không để dịch bùng phát, lây lan.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang