Sử dụng phụ tùng giả, kém chất lượng, phương tiện bị ảnh hưởng ra sao?
Hà Nội phát hiện 10.556 vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại
Lưu ý khi mua đồng hồ đeo tay để tránh hàng giả
Gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp, nhiều thủ đoạn tinh vi
Vụ việc được Phòng Cảnh sát Kinh tế phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương và Công an huyện Thanh Miện phát hiện vào ngày 30/7/2022 khi tiến hành kiểm tra 2 phương tiện xe ô tô biển kiểm soát 34C-099.28 và xe ô tô biển kiểm soát 34C-202.06 đang giao hàng tại Công ty TNHH thương mại sản xuất Thành Đạt HD (địa chỉ: Đoàn Phú, xã Thanh Tùng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương).
Công ty TNHH thương mại sản xuất Thành Đạt HD nghi vận chuyển lậu 20 tấn hàng hóa. Ảnh: Công an tỉnh Hải Dương
Kết quả kiểm tra cho thấy, trên 2 xe ô tô vận chuyển hàng hóa gồm phụ tùng xe đạp, phụ tùng xe máy, máy cắt cỏ, máy khoan các loại... trị giá khoảng trên 200 triệu đồng, chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, là hàng hóa của Công ty TNHH thương mại sản xuất Thành Đạt HD.
Tiến hành kiểm tra đồng loạt 7 kho hàng của Công ty Thành Đạt HD, lực lượng chức năng phát hiện khoảng 20 tấn hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ (phụ tùng ô tô, xe máy, xe đạp và phụ tùng máy móc nông nghiệp các loại… ). Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hải Dương đang làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo lực lượng chức năng, nhiều năm trở lại đây, khi xe máy là phương tiện thiết yếu được nhiều người sử dụng, nhu cầu sửa chữa, thay thế phụ tùng là rất lớn. Vì vậy, một số đối tượng đã sản xuất, buôn bán phụ tùng giả bất chấp quy định pháp luật. Trên thực tế đã xảy ra không ít trường hợp tai nạn do phụ tùng nhái gây ra như cháy nổ xe máy, xe gãy trục, nổ lốp... gây nguy hiểm đến tính mạng người điều khiển phương tiện.
Còn đối với phụ tùng xe ô tô giả, nhái, kém chất lượng thường không ăn khớp với các bộ phận khác còn lại của xe (hoặc phải gia công lại mới có thể lắp được) dẫn đến khả năng làm kín kém, có thể gây ra rò rỉ... làm hư hỏng động cơ.
Thậm chí chúng còn khiến quá trình hoạt động của phương tiện không hiệu quả. Độ bền kém, phải thay thường xuyên nên không kinh tế, gây hư hỏng cho các chi tiết hoặc cụm chi tiết liên quan. Thậm chí nguy hiểm hơn còn có thể gây gây mất an toàn cho người sử dụng phương tiện.
Do đó, để phân biệt phụ tùng ô tô, xe máy giả, nhái, kém chất lượng người tiêu dùng cần kiểm tra mã vạch. Đối với một sản phẩm thật của các hãng xe uy tín luôn có mã vạch. Muốn kiểm tra chỉ cần đưa mã vào quét sẽ cho các thông số mà nhà sản xuất đưa ra, cũng như giá thành từng mặt hàng. Ngoài ra, tem giả dán vào hàng nhái rất tinh vi và tem này bán trôi nổi trên thị trường. Để tránh mua phải phụ tùng xe máy, ô tô giả, người tiêu dùng nên mua hàng ở những đại lý có uy tín được ủy quyền bởi các nhà sản xuất chính hãng.
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ tùng xe ô tô, xe máy 1. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về gương dùng cho xe ô tô; Mã số: QCVN 33:2019/BGTVT. 2. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy chì dùng trên xe mô tô, xe gắn máy; Mã số: QCVN 47:2019/BGTVT. 3. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia kết cấu an toàn chống cháy của xe cơ giới; Mã số: QCVN 52:2019/BGTVT. 4. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia yêu cầu an toàn chống cháy của vật liệu sử dụng trong kết cấu nội thất xe cơ giới; Mã số: QCVN 53:2019/BGTVT. 5. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ô tô khách thành phố để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng. Mã số: QCVN 82:2019/BGTVT. 6. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ắc quy sử dụng cho xe mô tô, xe gắn máy điện; Mã số: QCVN 91:2019/BGTVT. |
An Dương