Nga tiết lộ vũ khí bí mật cực mạnh mà thế giới không có sản phẩm tương tự

author 16:00 26/03/2018

(VietQ.vn) - Ngư lôi 650 mm 65-76A là vũ khí chống tàu ngầm tự dẫn tầm xa mạnh nhất của Nga có khả năng đánh chìm cả một đội tàu sân bay cỡ lớn.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo Sputnik, ngư lôi 650 mm 65-76A đang được Hải quân Nga cho nâng cấp để trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân thế hệ ba của Moscow.

Theo chuyên gia Gleb Tikhonov, đại diện công ty sản xuất mẫu ngư lôi cho biết, ngư lôi chống tàu tự dẫn tầm xa 65-76 650mm, hay còn gọi là 'Kit' (Cá voi) đã được phát triển trong những năm 1980 và được trang bị cho Hải quân Nga năm 1991. 

Ngư lôi 65-76 có ưu thế vượt trội về tốc độ, tầm bắn và sức công phá, gồm ba quả đạn cùng các thiết bị gây nhiễu sóng âm. Chính vì thế mà nó được coi là vũ khí mạnh nhất trong những vũ khí cùng loại và có khả năng đánh chìm một tàu sân bay. 

 Ngư lôi 65-76A được coi là vũ khí mạnh nhất trong các dòng ngư lôi của Nga. Ảnh: VnExpress

 Ngư lôi 65-76A được coi là vũ khí mạnh nhất trong các dòng ngư lôi của Nga. Ảnh: VnExpress

Chuyên gia Tikhonov cho rằng, hiện phương Tây không có mẫu ngư lôi nào tương tự 65-76A. Các loại ngư lôi lớn nhất trong biên chế quân đội những quốc gia này có đường kính không vượt quá 533 mm. Được biết phiên bản mới nhất dài 11m, tốc độ 90 km/h và có tầm bắn tối đa lên đến 111 km, gấp đôi ngư lôi Mark 48 của Mỹ.

Nói tới công nghệ chế tạo ngư lôi của Nga, trước đó nước này cũng đã tiến hành phát triển ngư lôi Khishchnik. Vũ khí này được cho là bản nâng cấp khắc phục hạn chế về tầm bắn và khả năng dẫn đường của ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval.

Theo National Interest, trong thập niên 1970, Liên Xô phát triển ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval có vận tốc hơn 370 km/h, nhanh hơn bất kỳ ngư lôi nào của NATO. Tuy nhiên, tầm bắn của nó chưa tới 16 km, so với mức 50 km của ngư lôi Mark 48 do Mỹ chế tạo. Shkval cũng không thể sử dụng hệ thống dẫn đường thủy âm (sonar) khi đang hành trình, buộc tàu ngầm phải áp sát mục tiêu, khiến nó bị chê là vũ khí tự sát.

Tuy nhiên, Nga đang phát triển dòng ngư lôi Khishchnik (Chim ăn thịt), nhiều khả năng sẽ khắc phục những điểm hạn chế của Shkval.

Vũ khí giáng đòn hủy diệt từ vũ trụ ‘độc nhất vô nhị’ thế giới của Mỹ(VietQ.vn) - Vũ khí thanh vonfram được cho là nguy hiểm bậc nhất mà Mỹ đã và đang ấp ủ phát triển bởi sức công phá của nó cực kỳ mạnh.

Theo chuyên gia quân sự David Hambling, tốc độ hành trình cao của ngư lôi Shkval dựa trên nguyên lý tạo siêu khoang. Hệ thống khí nén xả ra ở mũi ngư lôi, kết hợp với hình dáng đầu tù và một đĩa phẳng ở phần mũi để tạo thành bóng khí mỏng bao quanh thân, cách ly nó khỏi khối nước xung quanh, giúp giảm lực cản, cho phép ngư lôi đạt vận tốc 370 km/h.

Hambling cho rằng Shkval không hoàn toàn chỉ sử dụng động cơ phản lực như nhiều người lầm tưởng. Động cơ tên lửa giúp ngư lôi đạt vận tốc tạo siêu khoang, sau đó động cơ phản lực dòng nước sẽ giữ tốc độ hành trình, sử dụng nhiên liệu từ hợp chất magiê và nước biển làm chất ôxy hóa.

Tuy nhiên, hạn chế của ngư lôi Shkval là không thể mang theo thiết bị định vị thủy âm (sonar) để tìm kiếm và xác định mục tiêu, bởi đĩa tạo bọt trên mũi của nó quá nhỏ, không đủ không gian chứa hệ thống này, đồng thời động cơ quá ồn khiến sonar không thể định dạng mục tiêu.

Để khắc phục điều này, Nga đã phát triển một thiết bị tạo bọt mới trên ngư lôi Khishchnik. Phần mũi dẹt được thiết kế lại theo hình cong parabol, với phần trên đủ lớn để chứa đầu dò sonar cùng bộ khuếch đại âm thanh và lọc tiếng ồn động cơ. Điều này khiến ngư lôi siêu khoang có thể sử dụng hệ thống dẫn đường, bám bắt mục tiêu bằng sonar.

Để khắc phục nhược điểm tầm bắn ngắn của ngư lôi Shkval, Nga đã sử dụng nhiên liệu cải tiến trên ngư lôi mới, giúp nó tăng đáng kể tầm bắn. Chuyên gia Nga ước tính Khishchnik có thể đạt tầm bắn gấp 10 lần so với Shkval, cho phép tàu ngầm khai hỏa từ khoảng cách lớn hơn, tránh bị đối phương phát hiện và đáp trả.

Hiện có rất ít thông tin về ngư lôi Khishchnik. Trang tin quốc phòng BMPD cho biết dự án Khishchnik được công ty Elektropribor phát triển từ năm 2013 và các vụ phóng thử dự kiến diễn ra từ năm 2016 theo bản hợp đồng trị giá 53 triệu USD. Quân đội Nga không đưa ra thông báo hay xác nhận thông tin này.

Theo chuyên gia quân sự Alexander Korolkov, việc hiện đại hóa VA-111 Shkval có thể sẽ dẫn đến những thay đổi cơ bản trong thiết kế, hình dáng và cả chiến thuật sử dụng. Nga đang tập trung hiện đại hóa dòng ngư lôi này, đồng thời chế tạo ngư lôi cỡ nhỏ với chiều dài khoảng 30 cm, có khả năng di chuyển chậm để không bị phát hiện. Chúng có thể được bắn ra với số lượng rất lớn, trước khi lao vào mục tiêu và phát nổ.

 An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang