Tăng cường quản lý kiểm tra đối với mặt hàng Sorbitol nhập khẩu
Tăng cường giải pháp ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Hà Nội: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc mua bán trang thiết bị y tế điều trị Covid-19
Tăng cường phối hợp hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng trong lĩnh vực quốc phòng
Tăng cường kiểm soát chất lượng, phát triển ngành hàng nhuyễn thể bền vững
Tổng cục Hải quan cho biết, qua theo dõi, nắm bắt thông tin về tình hình làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng sorbitol trong thời gian qua và phản ánh của doanh nghiệp, có dấu hiệu một số doanh nghiệp lợi dụng khai báo không chính xác thông tin hàng hóa nhập khẩu để gian lận về mã HS, xuất xứ, số lượng, trị giá hải quan hoặc lẩn tránh các biện pháp phòng vệ thương mại.
Tổng cục Hải quan yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tăng cường quản lý kiểm tra đối với mặt hàng Sorbitol nhập khẩu. Khi làm thủ tục hải quan đối với mặt hàng Sorbitol nhập khẩu các đơn vị thực hiện đúng quy định pháp luật hiện hành. Mặt hàng Sorbitol nhập khẩu phải khai báo rõ mục đích sử dụng, quy cách đóng gói, tính chất hàng hóa (lỏng, bột...).
Trường hợp mặt hàng Sorbitol nhập khẩu được khai báo theo các mục đích sử dụng khác, không làm phụ gia thực phẩm thì chuyển luồng, kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu giám định để xác định mục đích sử dụng cụ thể, làm cơ sở áp dụng chính sách thuế và để xác định tính chính xác nội dung khai của người khai hải quan theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018.
Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện kiểm tra, xác minh theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính đối với chứng từ chứng nhận xuất xứ do các nước không phải Indonesia, Trung Quốc, Ắn Độ cấp.
Kiểm tra chặt chẽ thông tin khai báo trên chứng từ chứng nhận xuất xứ với hồ sơ hải quan hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa (nếu có) để xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và gửi về Tổng cục Hải quan để xác minh chứng từ chứng nhận xuất xứ trong trường hợp phát hiện dấu hiệu nào nghi ngờ về thông tin khai báo hoặc khác biệt so với thông tin trên tờ khai hải quan và hồ sơ hải quan (thông tin về trị giá, khối lượng, tuyến đường vận chuyển, tên người xuất khẩu,..).
Trong thời gian chờ kết quả xác minh, lô hàng áp dụng thuế suất theo quy định tại khoản 7 Điều 19 Thông tư số 38/2018/TT-BTC.
Trước đó, ngày 6/7/2021, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 1719/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) tạm thời đối với một số sản phẩm Sorbitol có xụất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có hiệu lực từ ngày 13/7/2021; tiếp đó ngày 23/11/2021, Bộ Công Thương tiếp tục ban hành Quyết định số 2644/QĐ-BCT áp dụng thuế CBPG chính thức đối với một số sản phẩm Sorbitol có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, có hiệu lực từ ngày 23/11/2021.
Trường hợp doanh nghiệp vi phạm pháp luật, gian lận trốn thuế hoặc mặt hàng nhập khẩu có nghi vấn về trị giá, nhãn hiệu, số lượng thì thiết lập tiêu chí, đưa vào diện có rủi ro cao để áp dụng biện pháp kiểm tra, kiểm soát phù hợp, đồng thời tiến hành kiểm tra sau thông quan để đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp.
Sorbitol là hóa chất dạng lỏng màu trắng, không mùi, có vị ngọt và tan hoàn toàn trong nước, rượu. Ngoài tên gọi sorbitol, hóa chất này còn có các tên gọi khác là glucohexitol, sorbite, sorbol, glucitol, hexa-ancol với khối lượng phân tử M=182,17 đvC, nhiệt độ nóng chảy 110 độ C. Trong tự nhiên, sorbitol thường được tách chiết từ các loại trái cây và rau như ngô, bí ngô, quả táo, quả lê, dâu rừng, đào, mận khô,... Trong công nghiệp, sorbitol được sản xuất từ glucose dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất cao hydro hóa, xúc tác Niken sẽ tạo thành Sorbitol. Ngoài ra, Sorbitol còn có tính khử, không thể lên men được và rất bền trước sự tấn công của vi khuẩn. |
An Dương