Tên lửa đạn đạo nào của Nga có thể xuyên thủng lá chắn Mỹ?

author 18:48 17/12/2015

(VietQ.vn) - Các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hiện chiếm khoảng 56% kho vũ khí Nga. Một vị tướng Nga từng nhận định, hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ không thể chịu được cuộc tấn công bằng loại tên lửa trên.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo báo Dân trí, Tư lệnh lực lượng tên lửa chiến lược Nga, Thượng tướng Sergey Karakaev, cho biết hệ thống lá chắn tên lửa hiện có của Mỹ không thể chịu đựng được một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạt nhân của Nga.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) là tên lửa đạn đạo có tầm bắn xa (hơn 5.500 km), được chế tạo để mang nhiều đầu đạn hạt nhân một lúc. Chúng khác biệt với tên lửa đạn đạo chiến thuật (dưới 300 km), tên lửa đạn đạo tầm ngắn (dưới 1.000 km) và tầm trung (dưới 5.000 km) ở tốc độ và tầm bắn.

Hiện, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang chiếm 56% kho vũ khí Nga

Hiện, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang chiếm 56% kho vũ khí Nga

Trong cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện, các lực lượng tàu ngầm và căn cứ trên mặt đất được trang bị tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sẽ là những lực lượng chủ chốt, có sức mạnh hủy diệt cao hơn so với lực lượng máy bay ném bom.

Hiện, các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạt nhân chiếm tới 56% kho vũ khí của Nga. Trong đó có nhiều cái tên nổi bật với sức công phá, tầm bắn, tốc độ, đều vượt trội so với các loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa khác.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Yars RS-24

RS-24 Yars (NATO định danh là SS-29) được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moscow. Tên lửa RS-24 "Yars" được đánh giá có khả năng "chọc thủng mọi lá chắn tên lửa" trong vòng 15-20 năm tới nhờ tốc độ bay nhanh hơn tất cả các loại tên lửa hiện hành, khả năng thay đổi linh hoạt độ cao và hướng bay khiến cho tên lửa đánh chặn của đối phương không thể tiếp cận.

Tên lửa đạn đạo RS-24 có tầm bắn lên tới 11.000km

Tên lửa đạn đạo RS-24 có tầm bắn lên tới 11.000km 

Theo tờ Đất Việt, RS-24 có tầm bắn lên tới 11.000km và mang phần chiến đấu với nhiều đầu đạn tự tách (MIRV). Ngoài các đầu đạn, Yars còn có thể mang tổ hợp các phương tiện đột phá phòng thủ tên lửa nên gây khó khăn lớn cho đối phương trong việc phát hiện và chặn đánh tên lửa.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M

Topol-M (NATO định danh là SS-27 Sickle B) là tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu đạn đơn do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow thiết kế và chế tạo. Nó là phiên bản cải tiến của tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-25 (RT-2PM Topol) trước đó. Tên lửa Topol-M có chiều dài 22,7m, đường kính 1,95m, trọng lượng 47,2 tấn và tầm bắn 11.000 km.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M mang đầu đạn cso sức nổ tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M mang đầu đạn có sức nổ tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT

Topol-M là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn 3 tầng đẩy, hiện đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT, báo Giao thông cho hay.

Tên lửa đạn đạo R-36M2 Voevoda

R-36M2 (NATO định danh là SS-18 Satan) do Viện thiết kế Yuzhnoie (Dnepropetrovsk) phát triển dựa trên hệ thống R-36 trong thập kỷ 1970, là một trong những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất thế giới. Đây là dòng ICBM sử dụng nhiên liệu lỏng vô địch thế giới về trọng lượng tên lửa khi phóng (nặng tới 211 tấn), khối lượng đầu đạn có thể mang theo (gần 9 tấn) và tầm bắn cực xa (16.000km).

Tên lửa R-36M2 là một trong những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất thế giới.

Tên lửa R-36M2 là một trong những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mạnh nhất thế giới

ICBM R-36M2 sử dụng phương thức phóng thẳng đứng nguội và có thể hoạt động trong bất kỳ điều kiện thời tiết. Lực lượng tên lửa chiến lược Nga hiện còn duy trì từ 55 đến 80 bệ phóng R-36M2 và chúng sẽ tiếp tục hoạt động cho tới năm 2026.

Quang Minh (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang