Uy lực đáng gờm của tên lửa diệt hạm Đài Loan phóng nhầm trúng tàu cá

author 12:28 02/07/2016

(VietQ.vn) - Với biệt danh ‘sát thủ diệt tàu sân bay’, tên lửa diệt hạm Hùng Phong III là được trang bị đầu đạn nổ lõm phá mảnh, có khả năng xuyên giáp rất lớn.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Theo những tin tức mới nhất báo Người Lao Động, ngày 1/7, Thông tấn xã Đài Loan (CNA) đưa tin một tàu hải quân của hòn đảo đã vô tình phóng nhầm tên lửa diệt hạm siêu thanh Hùng Phong III do "lỗi vận hành" đúng vào dịp Trung Quốc đại lục kỷ niệm 95 năm ngày thành lập đảng Cộng sản. Ban đầu, trong cuộc họp báo cùng ngày về vụ “phóng nhầm” tên lửa chống hạm này, phó Đô đốc Hải quân Đài Loan Mei Chia-hsu nói rằng vụ việc không gây ra bất cứ thương vong nào.

Một tên lửa diệt hạm siêu thanh Hùng Phong III của Đài Loan trong một lần ra mắt năm 2007 ở Đài Bắc

Một tên lửa diệt hạm siêu thanh Hùng Phong III của Đài Loan trong một lần ra mắt năm 2007 ở Đài Bắc. Ảnh AFP

Tuy nhiên, sau đó, Người phát ngôn Cơ quan phòng vệ Đài Loan Chen Chung-chi cho hay tên lửa Hùng Phong III “phóng nhầm” đã rơi trúng một tàu cá khiến 1 người thiệt mạng. 3 người khác bị thương, trong đó có 1 người Philippines và 1 người Việt Nam. Theo đó, tên lửa siêu thanh có tầm xa 300 km nói trên bay khoảng 75 km trước khi trúng phải tàu cá nói trên tại vùng biển gần đảo Bành Hồ.

Con tàu xấu số được xác định là "Hsian Li Sheng" – con tàu 60 tấn đăng kí tại TP Cao Hùng – phía Nam Đài Loan. "Điều tra ban đầu cho thấy vụ việc khiến thuyền trưởng của tàu cá thiệt mạng. Chúng tôi xin lỗi gia đình thuyền trưởng và muốn gởi tới gia đình sự tiếc thương vô hạn” – người phát ngôn Chen Chung-chi nói.

Tên lửa Hùng Phong III bị phóng ra trong một cuộc diễn tập vào khoảng 8h10 theo giờ địa phương, từ một tàu tên lửa 500 tấn ở căn cứ hải quân thuộc quận Tả Doanh, phía Nam Đài Loan và tiến về hướng Trung Quốc. Giới chức Đài Loan cho rằng tên lửa bị phóng do lỗi vận hành và vụ việc đang được điều tra.

Tên lửa bị phóng nhầm không đi quá đường ranh giới ở giữa eo biển Đài Loan, cũng có nghĩa là không vươn tới tỉnh Phúc Kiến, nằm ở phía bên kia eo biển. Phía Hải quân Đài Loan cho biết tên lửa sượt qua tàu cá nhưng không nổ, tàu cá cũng không bị chìm. Trực thăng và tàu đã được huy động tới hiện trường để tìm kiếm tên lửa diệt hạm này.

Theo nguồn tin từ báo VnEpxress, tên lửa Hùng Phong III (HF III,  Hsiung Feng III hay còn gọi là tên lửa Hùng Phong 3) là loại tên lửa diệt hạm siêu thanh thế hệ 3 do Viện Khoa học và Công nghệ Chung-Shan (NCSIST) của quân đội Đài Loan nghiên cứu và sản xuất. NCSIST bắt đầu dự án nghiên cứu tên lửa Hùng Phong III từ năm 1994, và thực hiện lần bắn thử đầu tiên vào năm 1997. Đến năm 2005, hải quân Đài Loan bắt đầu đưa tên lửa này vào bắn thử và nghiệm thu.

Loại tên lửa chống hạm này được trang bị trên tàu hộ tống lớp Cheng Kung và tàu pháo tuần tra lớp Jin Chiang, có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phòng thủ của hải quân Đài Loan. Điểm đặc biệt của loại tên lửa này so với các thế hệ tên lửa Hùng Phong trước đó là nó được trang bị động cơ phản lực dòng thẳng (ramjet engine) tích hợp, giúp tốc độ bay của tên lửa gia tăng đáng kể.

Quả tên lửa diệt hạm mà hải quân Đài Loan phóng nhầm xuyên qua tàu cá của ngư dân khiến một người chết

Quả tên lửa diệt hạm mà hải quân Đài Loan phóng nhầm xuyên qua tàu cá của ngư dân khiến một người chết. Ảnh CNA

Việc sử dụng loại động cơ này cũng giúp tên lửa Hùng Phong III thu nhỏ đáng kể kích thước và trọng lượng, đồng thời cải thiện uy lực và khả năng linh hoạt trong việc triển khai trên bệ phóng. Ngoài động cơ phản lực dòng thẳng, Hùng Phong III còn sử dụng hai bộ đốt nhiên liệu rắn, giúp tên lửa đạt tốc độ hành trình Mach 2,5-3,0. Tầm tấn công tối thiểu của Hùng Phong III là 16 hải lý (30 km), tầm bắn tối đa 80 hải lý (150 km).

Tên lửa Hùng Phong III được mô tả là có khả năng chống phản công điện tử cực mạnh, giúp nó có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ, tác chiến điện tử của tàu chiến đối phương. Sau khi phóng ra từ tàu chiến, tên lửa diệt hạm của Đài Loan nhanh chóng đạt tới vận tốc siêu âm và sử dụng hệ thống định vị quán tính (INS) bay là là mặt biển để tránh bị radar đối phương phát hiện từ xa, khiến tàu chiến địch có rất ít thời gian để phản ứng khi phát hiện tên lửa.

Ở giai đoạn cuối cùng, tên lửa Đài Loan này kích hoạt hệ thống đầu dò radar chủ động được tích hợp nhiều mô-đun điện tử để dò tìm mục tiêu, thực hiện quỹ đạo bay đặc biệt để có thể xuyên qua tàu chiến địch. Đầu đạn của tên lửa Hùng Phong III là loại đầu nổ xuyên lõm phá mảnh, có khả năng xuyên giáp rất lớn, tạo ra sức mạnh phá hủy khủng khiếp một khi tên lửa lao vào tàu chiến đối phương.

Tàu chiến Đài Loan có thể đồng loạt phóng nhiều tên lửa Hùng Phong III theo nhiều quỹ đạo khác nhau để đồng thời tấn công một mục tiêu, phá nát hệ thống phòng thủ và lớp vỏ của tàu chiến đối phương, khiến nó được đánh giá là vũ khí quân sự uy lực nhất của hải quân Đài Loan hiện nay, có thể tiêu diệt được cả tàu sân bay của hải quân Trung Quốc, theo IHS Jane’s.

Quả thật, được giới quân sự phương Tây mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", tên lửa Hùng Phong III của Đài Loan là thế hệ tên lửa chống tàu sân bay thứ ba được trang bị cho các tàu hải quân của vùng lãnh thổ này. Tên lửa diệt hạm này được cho là sử dụng đầu đạn nổ 225kg và chỉ phát nổ bởi một cơ chế kích nổ thông minh khi tên lửa đã găm vào thân tàu chiến.

Tầm hoạt động hiệu quả nhất của tên lửa chống hạm Hùng Phong III là 30km nhưng có thể bay tới 200km. Tên lửa này có chiều dài 6m, đường kính 40cm, trọng lượng tổng 1.500kg với giá xuất xưởng khoảng 30.000 USD (620 triệu đồng), báo Đất Việt cho hay.

Tên lửa diệt hạm Hùng Phong III được mệnh danh là ‘sát thủ tàu sân bay’ do có khả năng xuyên giáp cực lớn

Tên lửa diệt hạm Hùng Phong III được mệnh danh là ‘sát thủ tàu sân bay’ do có khả năng xuyên giáp cực lớn. Ảnh ROC Navy

Tờ Taiwan Defense Review cho biết tên lửa siêu âm Hùng Phong III  có thời gian phản ứng trước mục tiêu ngắn kỷ lục. Thời gian để tên lửa Hùng Phong III  đáp trả những tên lửa chống hạm cận âm của đối phương như Harpoon hay HF-2  với tốc độ Mach 0,85 (1.000km/giờ) chỉ là 120 giây.

Đặc biệt, tên lửa Hùng Phong III có thể bay với vận tốc 2.400km/giờ (Mach 2) sát mặt biển. Hệ thống đẩy dùng động cơ giống loại của máy bay phản lực gồm hai phần sử dụng nhiên liệu rắn và lỏng có thể tách rời. Khi phóng ra khỏi bệ, Hùng Phong III dùng động cơ đẩy nhiên liệu rắn để khai hỏa và sau đó sẽ dùng nhiên liệu lỏng để duy trì tốc độ hành trình.

Tên lửa được cho là thiết kế không có cánh và có 4 phần vát nhọn ở cuối đuôi. Nhiều chuyên gia cho rằng thiết kế đặc biệt này giúp Hùng Phong III né tên lửa đánh chặn của đối phương khi đang bay sát mặt biển. Hùng Phong III  sử dụng radar chủ động hai chiều băng tần X được phát triển từ thế hệ tên lửa diệt hạm Hùng Phong II. Radar này giúp tên lửa xử lý thông tin chính xác hơn, tăng thời gian phản ứng và phù hợp với khả năng tác chiến của một tên lửa siêu âm chống hạm.

Rơi nước mắt cảnh phụ huynh bám hàng rào, ngủ vỉa hè ngóng con đi thi(VietQ.vn) - Suốt 3 tiếng đồng hồ thi môn Toán kỳ thi THPT Quốc gia 2016 cũng là chừng ấy thời gian phụ huynh ‘ngóng cổ’ chờ đợi trước cổng trường bất kể nắng mưa.

Nguyễn Yên (T/h)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang