Tên lửa SeaRAM Mỹ- khắc tinh của mọi cường quốc

author 06:44 15/10/2016

(VietQ.vn) - Tên lửa SeaRAM Mỹ có thể đánh chặn đồng thời 2 tên lửa chống hạm bay ở tốc độ siêu âm và trở thành khắc tinh của mọi đối thủ.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tên lửa SeaRam có tầm bắn tối đa 9 km, giúp mở rộng phạm vi tác chiến so với 3,5 km của Phalanx. Các thử nghiệm cho thấy SeaRam có thể đánh chặn đồng thời 2 tên lửa chống hạm bay ở tốc độ siêu âm. Giải pháp tận dụng hệ thống cảm biến và điều khiển hỏa lực sẵn có của Phalanx giúp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất tác chiến, thông tin trên tờ Zing News.

Theo các chuyên gia phân tích quân sự, tên lửa chống hạm là mối bận tâm lớn đối với các nhà hoạch định quân sự Mỹ. Nga và Trung Quốc phát triển nhiều chủng loại tên lửa chống hạm với mối đe dọa ngày càng tăng. Tên lửa chống hạm mới đang hạn chế khả năng của Mỹ và NATO trong việc hiện diện ở các khu vực quan trọng ở Biển Đông, Baltic và Biển Đen.

Tên lửa SeaRam khai hỏa trong một thử nghiệm.

Tên lửa SeaRam khai hỏa trong một thử nghiệm. Ảnh: Zing News/Hải quân Mỹ 

Được biết, tên lửa phòng không tầm gần SeaRAM được hãng Raytheon phát triển dựa trên hệ thống hệ thống pháo phòng không cao tốc Phalanx CIWS Mk-15 Block 1B vốn đang được Hải quân Mỹ trang bị cho các tàu chiến của nước này. Trong ảnh là một hệ thống pháo phòng không Phalanx CIWS.

Theo Kiến Thức, về thiết kế tổng thể thì Phalanx CIWS và SeaRAM gần như tương đồng, chỉ có khác biệt duy nhất là toàn bộ tổ hợp pháo M61A1 Gatling 20mm của Phalanx CIWS được thay thế bằng một tổ hợp ống phóng gồm 11 tên lửa phòng không trên hạm RIM-116. Các tên lửa được dẫn đường bằng hệ thống radar và quang điện tử vốn được tích hợp sẵn trên SeaRAM tương tự như trên Phalanx CIWS.

SeaRAM cũng có thể được xem là biến thể thu nhỏ của hệ thống tên lửa phòng không RIM-116 được Hải quân Mỹ và các nước đồng minh đưa vào trang bị từ đầu những năm 1990 cho tới nay.

Được biết kinh phí để trang bị các hệ thống tên lửa đánh chặn SeaRAM dành cho các tàu Arleigh Burke được Hải quân Mỹ trích ra từ ngân sách mà lực lượng này được phân bổ trong năm 2015.

Vũ khí quân sự: Tàu ngầm hạt nhân Nga phóng thử thành công 3 tên lửa tầm xa liên tiếp(VietQ.vn) - Mới đây, Bộ Quốc phòng Nga đã phát đi thông báo, nước này vừa phóng thử thành công 3 tên lửa tầm xa liên tiếp.

Theo đó các tàu khu trục hạm lớp Arleigh Burke sẽ được nâng cấp hệ thống tên lửa đánh chặn tầm gần Mk-15 Mod 31 SeaRAM gồm có USS Carney (DDG 64), USS Ross (DDG 71), USS Donald Cook (DDG 75) và USS Porter (DDG 78 ). 

Việc Hải quân Mỹ dần thay thế Phalanx CIWS đang được trang bị cho lực lượng tàu chiến của nước này một phần xuất phát từ việc Phalanx CIWS đang dần trở nên lạc hậu hơn các tổ hợp phòng không trên hạm khác trên thế giới, bất chấp việc nó thường xuyên được nâng cấp.

Với vũ khí chính chỉ gồm một pháo phòng không tự động M61A1 Gatling 20mm sức mạnh hỏa lực của Phalanx CIWS quá hạn chế và không còn phù hợp với yêu cầu của Hải quân Mỹ hiện tại.

Tên lửa SeaRAM được thiết kế để gia tăng tầm bắn chống lại các tên lửa đối hạm cải tiến.

Tên lửa SeaRAM được thiết kế để gia tăng tầm bắn chống lại các tên lửa đối hạm cải tiến. Ảnh: Kiến Thức

ANTĐ cho biết thêm, trong lần thử nghiệm trực tiếp đầu tiên đối với hệ thống phòng thủ SeaRAM được lắp đặt trên tàu khu trục USS Carney, tiêu diệt thành công một máy bay không người lái gần đây nhất là vào ngày 17/8.

Trước đó, Tập đoàn chế tạo vũ khí Raytheon giải thích trong một thông cáo báo chí rằng, tên lửa SeaRAM đã phát hiện một mục tiêu không người lái đang bay đến và đánh chặn nó bằng một tên lửa RAM Block II trong một vụ thử hồi giữa tháng 7/2016.

Carney là chiếc tàu khu trục mang tên lửa điều khiển thứ 2 được triển khai gần Địa Trung Hải được trang bị hệ thống tên lửa phòng thủ tầm gần SeaRAM. Hệ thống phòng thủ SeaRAM sử dụng bộ cảm biến Phalanx Block 1B hiện đại, nhưng thay thế pháo của hệ thống vũ khí phòng thủ tầm gần Phalanx bằng tên lửa điều khiển SeaRAM, 11 ống phóng.

Theo Raytheon, SeaRAM được thiết kế để gia tăng tầm bắn của hệ thống phòng thủ Phalanx chống lại các tên lửa đối hạm cải tiến, các máy bay cánh cố định và trực thăng.

Dù còn một số mặt hạn chế nhưng SeaRAM vẫn hứa hẹn sẽ giúp Hải quân Mỹ nâng cao đáng kể khả năng phòng không trên các hạm đội tàu chiến của nước này, trước các mối đe dọa từ các loại tên lửa chống hạm hay máy bay chiến đấu của đối phương.

An Dương (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang