Siêu tên lửa Kalibr-NK Nga khiến cả thế giới kinh ngạc về khả năng tìm diệt

author 19:07 11/10/2016

(VietQ.vn) - Tên lửa Kalibr-NK có khả năng tiêu diệt mục tiêu cố định trên mặt đất với tầm xa 2.500km và trở thành thứ vũ khí khiến thế giới kinh ngạc về tìm diệt.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Siêu tên lửa Kalibr-NK có khả năng chuyển hướng nhiều lần ở độ cao thấp

Thông tin mới nhất trên tờ Lao động, tên lửa hành trình Kalibr-NK ra mắt đầu tiên vào năm 2012, nó có thể bay ở độ cao từ 50 đến 150 mét so với mặt đất và đánh trúng mục tiêu trên biển ở cự ly lên đến 350 km và mục tiêu mặt đất là hơn 2.500 km. Độ lệch tối đa từ các mục tiêu được chỉ định là ba mét.

Được biết, tên lửa Kalibr-NK bay theo hành trình được vạch ra theo dữ liệu tình báo về vị trí mục tiêu và sự bố trí của các tổ hợp tên lửa phòng không đánh chặn của đối thủ. Không chỉ vậy, Kalibr-NK có thể dễ dàng vượt qua hệ thống phòng không của đối phương với một hành trình bay phức tạp, nhiều lần chuyển hướng, ở độ cao rất thấp.

Tên lửa hành trình Nga.

Tên lửa hành trình Nga. Ảnh: Lao Động

Theo đó, sơ đồ hành trình bay của Kalibr-NK có thể được điều chỉnh theo dữ liệu của hệ thống định vị vệ tinh. Ở giai đoạn cuối cùng, đầu tự dẫn radar chủ động (trên tên lửa) sẽ kích hoạt tự động tìm kiếm và lao vào tấn công mục tiêu bằng đầu đạn nặng tới 450kg.

Lần đầu tiên quân đội Nga sử dụng tên lửa hành trình phóng từ trên các tàu nổi dể tấn công các mục tiêu mặt tại chiến dịch tấn công Tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” (IS) ở Syria vào hồi tháng 10/2015. Theo đó, 4 chiến hạm từ hạng trung trở xuống, thuộc Hạm đội Caspian đã phóng 26 quả tên lửa hành trình Kalibr-NK từ vùng biển Caspian, bay qua lãnh thổ Iran và Iraq, vượt quãng đường hơn 1500km, tấn công vào các mục tiêu ở thủ phủ không chính thức của IS là thành phố Raqqa.

Được biết, tên lửa được phóng đi từ tàu hộ vệ tên lửa Dagestan (số hiệu 693), thuộc Project 11.661, lớp Gepard 3.9 và các khinh hạm (tàu hộ tống hoặc còn được gọi là tàu hộ vệ hạng nhẹ) dự án 21.631 (lớp Buyan-M) là Grad Sviyazhsk (021), Uglich (022) và Veliki Ustyug (106).

Điều đáng nói là các chiến hạm “hạt tiêu” của Nga có lượng giãn nước cao nhất là Dagestan chỉ trên dưới 2000 tấn (3 tàu còn lại vẻn vẹn 949 tấn).

Uy lực trực thăng Mi-28NM Nga có thể quét mục tiêu ở nhiều dải tần(VietQ.vn) - Trực thăng tấn công Mi-28NM Nga có thể quét mục tiêu ở nhiều dải tần khác nhau từ mặt đất cho đến trên không.

Điều này đã làm các chuyên gia quân sự Mỹ-NATO kinh ngạc, bởi từ trước đến nay họ vẫn nghĩ rằng, Moscow hoàn toàn không có khả năng này. Hơn nữa, các chiến hạm mặt nước của Nga đều có lượng giãn nước chỉ bằng 1/10 đến 1/5 các khu trục hạm và tuần dương hạm tên lửa hành trình của Mỹ.

Từ trước đến nay, ngay cả các chuyên gia quân sự cũng chỉ thường biết đến phiên bản xuất khẩu của dòng tên lửa Kalibr là Klub-S trên tàu ngầm Kilo với các tên lửa ngầm đối hạm 3M-54E và 3M-54E1 hay phiên bản tấn công mặt đất 3M-14E.

Tuy nhiên tất cả các phiên bản xuất khẩu ra nước ngoài đều bị giới hạn tầm phóng tối đa dưới 300km, do các quy định cấm trong lĩnh vực xuất khẩu công nghệ tên lửa. Còn các phiên bản sử dụng trong hải quân Nga đều có tầm phóng xa hơn rất nhiều nhưng chưa ai được kiểm chứng.

Tham vọng mọi con tàu đều có khả năng gieo “chết chóc” cho đối thủ

Theo tìm hiểu của ANTĐ, trong kho vũ khí hiện đại về tàu chiến, Nga đang có rất nhiều lớp tàu, với tổng cộng hàng chục chiếc được trang bị hệ thống tên lửa Kalibr-NK. Trong đó, chiếc lớn nhất (lớp trên dưới 4500 tấn) cũng chỉ có lượng giãn nước bằng một nửa các tàu chiến mang tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, còn lại một số bằng 1/5 (lớp 2000 tấn), đa số bằng chỉ bằng 1/10 (lớp dưới 1000 tấn).

Nga phóng tên lửa hành trình tiêu diệt các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria.

Nga phóng tên lửa hành trình tiêu diệt các mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria. Ảnh: ANTĐ

Để tiếp tục tạo thế uy lực về vũ khí quân sự của mình với thế giới, hiện Nga đang từ bỏ các thiết kế chiến hạm mặt nước hạng nặng, chuyển sang đóng các tàu hộ vệ hạng trung và cỡ nhỏ, đồng thời ồ ạt triển khai hệ thống Kalibr-NK cho các chiến hạm này, mở ra xu hướng mới trên thế giới về lực lượng tấn công tầm xa trên biển.

Ngoài ra, hải quân Nga còn đang tiếp tục trang bị hệ thống tên lửa hành trình Kalibr-NK trên các tàu hộ vệ hạng nhẹ Project 22800, lớp Karakurt (800 tấn) và các tàu hộ tống Project 22160, đóng theo phương pháp modul với 3 cấu hình khác nhau (1300, 1500, 1800 tấn);

Dự kiến, đến năm 2020, khi tất cả các lớp tàu này được biên chế đầy đủ với ít nhất là 4 tàu mỗi lớp (Đô đốc Gorshkov), đa số là 6 tàu, nhiều nhất là 18 tàu (Project 22800, lớp Karakurt; Byan-M từ 16-18 tàu); hải quân Nga sẽ có số lượng tàu mang tên lửa hành trình Kalibr rất lớn.

Theo nhận định của chuyên gia quân sự thế giới, việc Nga trang bị đại trà các hệ thống Kalibr- NK cho hàng loạt các tàu mặt nước cỡ nhỏ, khiến bất kỳ con tàu nhỏ bé nào của Nga đều có khả năng gieo “chết chóc” cho đối thủ. Rõ ràng là chiến thuật “bầy sói” của Nga sẽ khiến đối phương khó lòng kịp phản kích hay thi hành biện pháp tự vệ hiệu quả.

 An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang