Vũ khí ‘khắc tinh’ đáng sợ nhất của mọi loại tăng trên thế giới kể cả T-90

author 21:00 27/11/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa Skif là vũ khí do Ukraine chế tạo có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi 100 m, nhưng tầm bắn tối đa của nó lên đến 5.000 m.

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Tên lửa Skif do Phòng thiết kế phương tiện kỹ thuật biển Rubin thành phố Sant-Peterburg và Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeev bắt đầu triển khai thiết kế từ đầu những năm 1990. Trong đó, Phòng thiết kế Rubin chịu trách nhiệm thiết kế thiết bị phóng, còn Trung tâm Makeev - thiết kế chính tên lửa Skif.

Được biết tên lửa Skif được thử nghiệm đầu tiên vào năm 2008. Căn cứ vào kết quả các lần thử nghiệm này, các mẫu tên lửa Skif tiếp tục được hoàn thiện. 

Đến năm 2011 tên lửa chống tăng Skif được Quân đội Ukraine đưa vào trang bị trong biên chế cho đến nay nó là một trong những dòng vũ khí chống tăng chính của nước này. Tuổi thọ trung bình của một tổ hợp tên lửa Skif là 15 năm trong khi đó đạn tên lửa của nó là 10 năm.

Tên lửa chống tăng Skif có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi 100 m, nhưng tầm bắn tối đa của nó lên đến 5.000 m. Trong điều kiện ban đêm, cự ly bắn bị giảm xuống còn 3.000 m. Tên lửa Skif bay đến mục tiêu là một chiếc xe bọc thép hoặc công sự chỉ trong vòng 10 giây, mặc dù tổng thời gian bay của nó khi đạt tầm bắn tối đa là 25 giây.

Tên lửa Skif có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi 100 m. Ảnh: Kiến thức

Tên lửa Skif có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi 100 m. Ảnh: Kiến thức 

Giống nhiều mẫu tên lửa chống tăng dẫn đường hiện đại khác, tên lửa Skif có kíp chiến đấu từ hai-ba người. Cấu thành tổ hợp tên lửa chống tăng này gồm hai phần với giá đỡ được tích hợp sẵn cụm hệ thống nhắm dẫn đường và ống phóng chứa đạn tên lửa, trong khi đó xạ thủ điều khiển toàn bộ tổ hợp tên lửa này thông qua một thiết bị điều khiển di động từ xa có màn hình hiển thị mục tiêu.

Toàn bộ tổ hợp tên lửa chống tăng dẫn đường Skif có trọng lượng lên tới 54kg bao gồm cả thiết bị điều khiển từ xa, ống phóng tên lửa có chiều dài 1.360mm và đạn tên lửa là 1.091mm. Tên lửa Skif sử dụng tới hai cỡ đạn tên lửa gồm 130mm và 152mm với nhiều tính năng khác nhau.

Các mẫu đạn tên lửa chính của tên lửa Skif với cỡ 130mm là RK-2S (tandem HEAT), RK-2OF (HE-Frag), còn 152mm RK-2M-K (tandem HEAT) và RK-2M-OF ( HE-Frag). Trong đó RK-2M-K có khả năng xuyên phá tới 1.100mm kể cả mục tiêu có được trang bị giáp phản ứng nổ ERA. 

Theo nhà sản xuất, tên lửa RK-2M-K có khả năng xuyên 1.100 mm thép sau giáp phản ứng nổ (ERA), con số này của RK-2S là 800 mm. Điều đó cho thấy Skif đủ sức tiêu diệt hầu hết xe tăng hiện đại như một con dao nóng cắt bơ.

Uy lực đáng sợ của vũ khí không thể bị hạ gục dù bom nổ xung quanh(VietQ.vn) - Khả năng cơ động cao, độ chính xác tuyệt đối và tầm xa vượt trội đã khiến khẩu pháo tự hành Floks trở thành vũ khí nguy hiểm nhất của Nga.

Đặc trưng của hệ thống tên lửa chống tăng Skif là sự đơn giản của thiết kế, khi cả ống phóng lẫn thiết bị điều khiển được đặt trên một giá 3 chân nhỏ. Tên lửa nhận lệnh thông qua bộ điều khiển bằng quang điện tử truyền hình, việc bổ sung camera ảnh nhiệt sẽ được tiến hành nếu khách hàng yêu cầu.

Thừa hưởng di sản tên lửa chống tăng Xô Viết, Skif có bảng điều khiển riêng biệt đặt trong một chiếc vali. Thay vì bắn trực tiếp, người lính có thể triển khai Skif và ra lệnh cho nó từ xa khoảng 50 m - tính năng đặc trưng được chia sẻ với anh em họ của mình từ Belarus, hệ thống tên lửa chống tăng Shershen.

Thiết bị PDU-215 của Skif là một máy tính xách tay kết hợp với bảng điều khiển, bao gồm một cần lái nhỏ, một màn hình hiển thị phẳng để hỗ trợ hướng dẫn tên lửa. Kíp chiến đấu của Skif có lợi thế với 2 chế độ bắn là điều khiển bằng tay hoặc chế độ bắn - quên.

Kíp chiến đấu của Skif gồm 3 người, trong đó một người mang bộ điều khiển hỏa lực, một người mang theo bảng điều khiển và người còn lại mang ống phóng tên lửa. Ống phóng tên lửa Skif có thời hạn sử dụng 15 năm, trong khi con số này của đạn là 10 năm.

Tuy nhiên, do là sản phẩm mới ra mắt gần đây nên hoạt động của hệ thống tên lửa chống tăng Skif trong chiến đấu thực tế vẫn chưa có. Điều này sẽ thay đổi sớm nếu cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine bùng nổ trở lại, khi đó đây sẽ là vũ khí mà quân ly khai phải đặc biệt dè chừng.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang