Tết Nguyên đán được tổ chức tại các nước châu Á như thế nào?

author 14:51 30/01/2022

(VietQ.vn) - Tại Malaysia, Tết Nguyên đán được coi như dịp mừng mùa xuân và cơ hội để các gia đình cùng tụ họp, quây quần bên nhau.

Trung Quốc

Cháu trai mặc trang phục truyền thống màu đỏ của Trung Quốc nhận phong bao lì xì màu đỏ bằng cả hai tay từ ông bà mình trong dịp năm mới. Ảnh: GettyImages

Tại Trung Quốc, Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất của năm, các gia đình cùng quây quần để chào mừng dịp lễ quan trọng này. Người Trung Quốc có phong tục mặc quần áo mới để mừng năm mới, thường là những màu may mắn như đỏ và vàng.

Ở khu vực miền Bắc Trung Quốc, thực phẩm truyền thống được ăn trong dịp Tết Nguyên đán chính là bánh được làm từ bột gạo nếp, có thể ngọt hoặc mặn tùy theo vùng. “nian” nghĩa “năm”, là từ đồng âm của từ “黏 Nián – dính”. “Gao” có nghĩa là “cao hơn”, vì vậy có thể ngầm hiểu rằng “nian gao” là hi vọng năm mới thành công cao hơn. Bánh thường được gói trong giấy bạc và ăn vào đêm giao thừa; cá là một trong những món ăn biểu tượng quan trọng nhất cho Tết Nguyên Đán của Trung Quốc, cá cũng là món ăn được yêu thích bởi nhiều gia đình Trung Quốc với nhiều cách chế biến khác nhau,鱼 yú -cá có cách phát âm giống với 余 yú-nhiều, dư dả, vì thế người Trung tin rằng ăn cá nhiều thì năm mới sẽ dư dả, nhiều tiền hơn.

Người Trung Quốc cũng có một số quan niệm mê tín trong dịp đầu năm mới. Trong đó phải kể đến việc không mua giày mới và dọn dẹp nhà cửa để tránh làm mất đi những may mắn ở thời điểm đầu năm. Với cùng lý do đó, nhiều người cũng không cắt tóc trong dịp Tết Nguyên đán.

Hàn Quốc

Phụ nữ mặc trang phục Hanbok truyền thống của Hàn Quốc. Ảnh: GettyImages

Tại Hàn Quốc, Tết Nguyên đán là một trong những dịp lễ quan trọng nhất, nó là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và những người lớn tuổi. Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc được tổ chức trong vòng 3-5 ngày.

Người Hàn Quốc mặc những bộ trang phục truyền thống được gọi với cái tên hanbok, trẻ con quỳ rạp để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên và những người lớn tuổi. Trẻ con nhận được tiền mừng tuổi và nhiều lời chúc tốt đẹp cho năm mới.

Các ngôi nhà địa phương đều treo các “xẻng lộc” trước cổng nhà. “Xẻng lộc” này được làm bằng rơm và được bán chủ yếu vào sáng mùng 1 Tết và người Hàn quan điểm rằng nếu bạn sở hữu chiếc “xẻng lộc” này càng sớm thì bạn sẽ càng nhận được nhiều tài lộc hơn.

Mâm cỗ vào buổi sáng đầu tiên trong năm mới của người Hàn Quốc được nấu nướng rất cầu kỳ, và thông thường sẽ có khoảng 20 món ăn khác nhau được bày trên bàn. Vậy nên để chuẩn bị được một mâm cúng thịnh soạn nhất, cả gia đình thường sẽ phải làm cùng nhau, trong nhiều trường hợp mất cả một ngày mới có thể hoàn thiện.

Các món ăn không thể thiếu đó là: bánh tteok, canh bánh gạo, miến trộn, bánh xèo, sườn om, các loại hoa quả như lê, táo, hồng khô,… và chúng được xếp theo một thứ tự rõ ràng, đặt dưới bài vị của tổ tiên.

Việt Nam

Các thành viên trong gia đình cùng làm bánh chưng trên các khoảng sân rộng. Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán và các bữa ăn trong năm mới. Ảnh: GettyImages

Tại Việt Nam, Tết Âm lịch hay còn được gọi là Tết là một dịp để cho gia đình quây quần. Món ăn như bánh tét hay bánh chưng không thể thiếu trong dịp lễ này. Bánh chưng được ăn chủ yếu ở khu vực miền Bắc Việt Nam, ngoài ra phải kể đến những món ăn như củ kiệu, tôm khô hay mứt.

Người Việt Nam cũng hay mặc áo dài truyền thống trong dịp năm mới. Trẻ em nhận phong bao lì xi màu đỏ từ họ hàng hay ông bà bố mẹ.

Nhiều gia đình cùng đi chùa để cầu may mắn, sức khỏe và sự giàu sang. Người Việt cũng có một số phong tục như trả hết nợ, dọn dẹp nhà cửa trước dịp năm mới, không vứt bỏ đi thứ gì trong dịp năm mới bởi người Việt quan niệm làm như vậy sẽ để mất đi may mắn.

Singapore

Những người tham gia vào buổi diễu hành dịp Tết Nguyên đán của người gốc Trung Quốc. Buổi lễ này được tổ chức hàng năm tại Singapore từ năm 1974. Ảnh: GettyImages

Với ước tính khoảng 75% người gốc Trung Quốc, dịp Tết Nguyên đán vô cùng quan trọng với người Singapore. Trong dịp này, người Singapore ăn nhiều món truyền thống. Người Singapore có phong tục ăn món Yu Sheng trong năm mới với niềm tin sẽ được may mắn, tốt lành, đây là món gỏi làm từ 27 nguyên liệu như cá hồi, các loại rau, củ, nhiều loại nước sốt và gia vị. Thực khách sẽ trộn các nguyên liệu lại với nhau bằng đũa. Cả món ăn độc đáo và hành động trộn món đều tượng trưng cho khát vọng may mắn, tài lộc, thịnh vượng, thăng tiến trong công việc, thành tích học tập.

Người Singapore tặng cho nhau các phong bao lì xì màu đỏ. Nhiều người cùng nhau đi chùa để thể hiện lòng thành kính với Phật.

Trong dịp năm mới, người Singapore đặc biệt quan tâm đến lễ hội Chingay. Nếu có một sự kiện nào có thể làm toát lên bản chất đa văn hóa độc đáo của Singapore, đó hẳn là Lễ hội Chingay Parade—một sự kiện diễn ra hàng năm với những chiếc xe diễu hành lộng lẫy, các điệu múa lân và những người đi cà kheo.

Tuy diễn ra vào dịp Tết Âm lịch nhưng sự kiện tuyệt vời này quy tụ người dân và các màn biểu diễn đến từ mọi mảnh ghép của nền văn hóa Singapore, được cả người Hoa, Mã Lai, Ấn Độ và người lai Âu-Á chào đón.

Malaysia

Gia đình Malaysia mừng năm mới với salad cá Lou Shang. Ảnh: GettyImages

Tại Malaysia, Tết Nguyên đán được coi như dịp mừng mùa xuân và cơ hội để các gia đình cùng tụ họp, quây quần bên nhau. Dịp Tết Nguyên đán của người Malaysia kéo dài đến 15 ngày và sau đó lễ hội Chap Goh Mei. Tùy thuộc vào nhóm chủng tộc, mỗi nhóm có những dịp lễ mừng khác nhau. Ví như dịp năm mới Hokkien được tổ chức vào ngày thứ 9 của dịp Tết Nguyên đán.

Đây thực chất là salad kiểu châu Á, gồm cá sống lát mỏng (thường là cá hồi kiểu sashimi hay cá thu) tượng trưng cho sự dư dả và một số loại rau củ quả như bưởi tượng trưng cho đại lợi, cà rốt tượng trưng may mắn, củ cải tượng trưng tài lộc, dưa leo tượng trưng cho tuổi trẻ và sức khỏe. Khi thưởng thức, người ta có thể thêm vào chút hạt tiêu, dầu ăn với mong muốn tấn tài tấn lộc.

Bánh Trung Quốc có tên nian gao cũng rất phổ biến, bánh được làm từ bột gạo nếp, có thể ngọt hoặc mặn tùy theo vùng. “nian” nghĩa “năm”, là từ đồng âm của từ “黏 Nián – dính”.

Long Thanh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang