Thiếu tướng, Đại tá ngành cảnh sát trả lời vấn đề nóng phạt xe không chính chủ

author 11:11 22/11/2012

(VietQ.vn) - Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ và Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội đang giao lưu trực tuyến tại trụ sở cơ quan ngôn luận của Bộ Công an về những nội dung sửa đổi trong nghị định 71 gây hoang mang dư luận suốt thời gian qua. Trong đó có giải đáp thắc mắc về nội dung xe không chính chủ.

Thưa ông, ông có thể cho biết những điểm sửa đổi, bổ sung chính của Nghị định 71?

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 1702/TTg-KTN ngày 24/9/2011 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP;
 
Trong đó tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung tăng mức xử phạt bằng tiền, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện đối với các hành vi vi phạm: đi không đúng phần đường, làn đường; tránh, vượt không đúng quy định; điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ cho phép; chở quá tải, quá số người quy định; tụ tập đua xe; vi phạm quy định về nồng độ cồn; quy định về vận tải hành khách, hàng hóa; về điều kiện của người và phương tiện cơ giới tham gia giao thông; lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ; chiếm dụng lòng đường, vỉa hè...đây là những hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT đường bộ
 
Mở rộng phạm vi áp dụng thí điểm đối với các thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ.

Thưa Đại tá Đào Vịnh Thắng, trước khi triển khai NĐ 71/NĐ - CP lực lượng CSGT CATP Hà Nội có được huấn luyện hay không. Tôi thấy một số CSGT trả lời báo chí mỗi người một kiểu như là: phải mang giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu, hợp đồng mượn xe… ý kiến của ông ra sao?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Ngày 15/10/2012 Phòng PC 67 - CAHN nhận được công văn 411/CATP – HN PV 19, công văn 2721/C67-P6 của Cục C67 BCA về việc nghiên cứu, quán triệt và thực hiện NĐ 71/2012/NĐ-CP. Ngày 16/10/2012 Phòng PC 67 có thông báo số 237/TB-PC67-TH yêu cầu các đồng chí Đội trưởng các đơn vị thuộc Phòng; Các đồng chí Đội trưởng CSGT CA quận, huyện, thị xã trực tiếp quán triệt cho 100% CBCS trong đơn vị để nghiên cứu nắm vững NĐ 71/2012/NĐ – CP đặc biệt là 19 điều của Nghị định 34/NĐ-CP đã được sửa đổi bổ sung. Điều 58 Luật GTĐB quy định người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông phải có Giấy Đăng ký xe, GPLX phù hợp với loại xe được phép điều khiển, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, nếu là ô tô phải có giấy chứng nhận kiểm định ATKT và BVMT (không phải mang theo giấy đang ký kết hôn, hộ khẩu, hợp đồng mượn xe…).
 
Chúng tôi đã nhận được những thông tin không chính thức là CA TP HN đã xử lý vi phạm không sang tên chuyển chủ. Ông có thể cho biết rõ hơn về việc này được không?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Trong 11 tháng của năm 2012 lực lượng CATPHN đã xử lý 650 trường hợp không sang tên chuyển chủ với số tiền phạt khoảng 97 triệu đồng với các trường hợp mua xe ô tô theo nghị định 34 của Chính phủ và nghị định 36/2010 Chương I điều 6. Luật và các văn bản dưới luật đã có quy định rất rõ khi người mua bán sang tên đổi chủ trong 10 ngày phải trực tiếp thông báo cho cơ quan chức năng hoặc chuyển thông điệp qua đường bưu điện. Sau 30 ngày phải làm thủ tục sang tên chuyển chủ và nếu không thực hiện sau 30 ngày sẽ xử phạt theo nghị định 34 của chính phủ.
Đại tá Đào Vinh Thắng, trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội
Đại tá Đào Vinh Thắng, trưởng phòng CSGT Công an Hà Nội
 
Thưa đồng chí như vậy điều này không có gì mới mà đã được thực hiện trong thời gian qua. Thay đổi cơ bản ở đây (Nghị định 71) là chỉ là tăng mức xử phạt? Mức phạt với xe máy 100 đến 200 nghìn đồng và xử lý phạt của ô tô là 1 triệu đến 2 triệu đồng. Qua thực hiện khoảng 2 năm ngay sau khi Nghị định 34 có hiệu lực và Thông tư 36 của BCA đã hướng dẫn chi tiết CAHN đã tổ chức tuyên truyền hướng dẫn đặc biệt cổng thông tin điện tử và tại các điểm đăng ký xe 29 quận huyện về đăng ký xe ô tô cũng đã có thông báo hướng dẫn công khai trong đó có mục về sang tên chuyển chủ. Công an HN thời gian vừa qua đã có công tác tuyên truyền tuy nhiên hiệu quả thế nào chúng ta sẽ làm rõ thêm.
 
Hiện nay việc sang tên đổi chủ khá phức tạp. Độc giả muốn hỏi Đại tá Đào Vịnh Thắng là khi có thắc mắc về việc sang tên chuyển chủ thì phải hỏi ở đâu, số ĐT nào?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Người dân có vấn đề vướng mắc bộ phận tiếp dân sẽ trả lời. Khi công dân đến đăng ký và sang tên chuyển chủ mà giấy tờ không đầy đủ thì cán bộ tiếp dân có trách nhiệm viết vào phần sau của hồ sơ các hướng dẫn. Thời gian trả kết quả trong vòng 2 ngày. Tôi cho rằng thủ tục này rất thuận lợi.

Tuy nhiên có thực tế là tâm lý người dân khi đến cơ quan công quyền là rất ngại và rất sợ phiền hà về thủ tục. Với tư cách trưởng phòng HN đồng chí có thể công khai số điện thoại và địa chỉ tin cậy để người dân có thể nhờ lực lượng chức năng giúp làm hướng dẫn làm thủ tục nhanh gọn?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Như độc giả đã biết Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 10/11 và khi lực lượng CSGT đã có tuyên truyền hướng dẫn thì sau hơn 1 tuần thì lưu lượng làm thủ tục này đã tăng lên. Cụ thể là 1073 trường hợp đã sang tên chuyển chủ ô tô và trong đó đã xử phạt 13 trường hợp. Riêng đối với mô tô xe máy thì gần 500 trường hợp làm thủ tục và cũng đã xử lý tới 36 trường hợp. Thủ tục sang tên chuyển chủ đã tăng lên rất nhiều và chúng tôi cũng đang tiếp tục tổ chức hướng dẫn tuyên truyền công khai về thủ tục này tại các trụ sở cũng như tăng cường trụ sở tiếp dân để có bộ phận kiểm tra và hướng dẫn. Cho nên người dân có thể gọi điện đến bất kỳ cơ sở nào cũng sẽ được trả lời về thủ tục này. Ví dụ tại 86 Lý Thường Kiệt số điện thoại là 0912286682.

Có một câu hỏi nói rằng nhà tôi đăng ký 4 xe máy đều mang tên tôi và cả gia đình sử dụng. Khi ra ngoài vi phạm hoặc kiểm tra bình thường hoặc phát hiện không phải xe chính chủ thì tôi có bị xử phạt hay không?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Điều 58 Luật Giao thông đường bộ đã quy định rõ người điều khiển phương tiện phải có GPLX, đăng ký xe và ô tô phải có sổ kiểm định và sổ bảo hiểm. Tôi cho rằng trong một gia đình có thể cho nhau mượn xe giữa các cá nhân nhưng người được mượn phải là người có đủ tuổi và có giấy phép lái xe hợp lệ theo quy định và người cho mượn phải đưa cả đăng ký xe của phương tiện. Khi đi trên đường CSGT chỉ lập biên bản về lỗi vi phạm chứ không xử phạt về sang tên chuyển chủ. Dĩ nhiên trong quá trình lưu thông có những vi phạm nghiêm trọng như gây tai nạn, chở hàng cấm… thì đương nhiên chúng tôi phải tạm giữ theo pháp luật và lúc đó chắc chắn chủ phương tiện cũng được mời lên để giải quyết.

Đấy là trường hợp cùng trong một gia đình. Còn những trường hợp khác có thể lách luật như công chứng uỷ quyền.. thì xử lý thế nào?

Đại tá Đào Vịnh Thắng: Luật dân sự đã quy định rõ việc công chứng hoàn toàn đúng luật nên người được sử dụng phương tiện do uỷ quyền đúng pháp luật. Trường hợp này nếu không vi phạm luật Giao thông đường bộ thì không bị xử phạt còn nếu vi phạm thì sẽ xử phạt các hành vi vi phạm chứ không phạt về chuyện "uỷ quyền công chứng".

Hiện nay việc sang tên đổi chủ khá phức tạp. Độc giả muốn hỏi Đại tá Đào Vịnh Thắng là khi có thắc mắc về việc sang tên chuyển chủ thì phải hỏi ở đâu, số ĐT nào?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Người dân có vấn đề vướng mắc bộ phận tiếp dân sẽ trả lời. Khi công dân đến đăng ký và sang tên chuyển chủ mà giấy tờ không đầy đủ thì cán bộ tiếp dân có trách nhiệm viết vào phần sau của hồ sơ các hướng dẫn. Thời gian trả kết quả trong vòng 2 ngày. Tôi cho rằng thủ tục này rất thuận lợi.
Kiểm tra giấy tờ xe
 
Tuy nhiên có thực tế là tâm lý người dân khi đến cơ quan công quyền là rất ngại và rất sợ phiền hà về thủ tục. Với tư cách trưởng phòng HN đồng chí có thể công khai số điện thoại và địa chỉ tin cậy để người dân có thể nhờ lực lượng chức năng giúp làm hướng dẫn làm thủ tục nhanh gọn?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Như độc giả đã biết Nghị định 71 có hiệu lực từ ngày 10/11 và khi lực lượng CSGT đã có tuyên truyền hướng dẫn thì sau hơn 1 tuần thì lưu lượng làm thủ tục này đã tăng lên. Cụ thể là 1073 trường hợp đã sang tên chuyển chủ ô tô và trong đó đã xử phạt 13 trường hợp. Riêng đối với mô tô xe máy thì gần 500 trường hợp làm thủ tục và cũng đã xử lý tới 36 trường hợp. Thủ tục sang tên chuyển chủ đã tăng lên rất nhiều và chúng tôi cũng đang tiếp tục tổ chức hướng dẫn tuyên truyền công khai về thủ tục này tại các trụ sở cũng như tăng cường trụ sở tiếp dân để có bộ phận kiểm tra và hướng dẫn. Cho nên người dân có thể gọi điện đến bất kỳ cơ sở nào cũng sẽ được trả lời về thủ tục này. Ví dụ tại 86 Lý Thường Kiệt số điện thoại là 0912286682.

Nếu chiểu theo quy định đi xe phải “chính chủ” e là làm phát sinh lượng xe máy ở Việt Nam. Thiết nước ta hơn 80 triệu dân, số lượng xe máy hiện tại đã làm cho giao thông quá tải, muốn hạn chế phương tiện cá nhân đã khó, bây giờ nghị định này ra đời chẳng phải là đi ngược lại xu hướng đó sao?
 
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Tôi phải nói thế này. Cách hiểu, nêu vấn đề như vậy, theo tôi, là chưa chính xác. Nghị định 71 chỉ phạt hành vi hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” chứ không yêu cầu mỗi người dân chỉ được điều khiển một phương tiện đứng tên mình do vậy không phải là nguyên nhân tăng phương tiện đặc biệt là xe máy tại Việt Nam.
 
Việc xử phạt xe chính chủ cũng hợp lý ở chỗ dễ dàng quản lý các phương tiện giao thông, tuy nhiên theo tôi mức phí sang tên đổi chủ quá cao, đến 12% thì có cần thiết không?
 
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Hiện nay, Bộ Công an đã đề xuất Chính phủ đồng ý giảm mức lệ phí trước bạ đối với các trường hợp sang tên chuyển chủ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Các cơ quan chức năng của Bộ Tài chính sẽ xem xét, cân nhắc bảo đảm lợi ích cao nhất cho người dân.
 
Tôi thấy nhìn chung mức tiền xử phạt ở Nghị định 71 cao hơn rất nhiều lần so với ở Nghị định 34, tôi cũng nghe đồn trong lực lượng CSGT có khoán mức tiền phạt mỗi ngày. Điều đó là đúng hay sai và liệu việc tăng mức phạt có phải để giảm tiêu cực không?

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Bộ Công an không có văn bản nào quy định khoán mức tiền phạt. Việc tăng mức tiền xử phạt là giải pháp cấp bách được quy định tại Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2012 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm TTATGT và thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường chỉ đạo thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT, việc này không phải là để làm giảm tiêu cực. Việc thu, nộp, quản lý, sử dụng tiền phạt thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 sửa đổi, bổ sung năm 2008.
 
Cho tôi hỏi lực lượng Cảnh sát Cơ động có được quyền kiểm tra và phạt xe “không chính chủ” không, vì tôi thấy ban đêm lực lượng này vẫn được quyền chặn xe hỏi giấy tờ?
 
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Điều 47 Nghị định 34 sửa đổi, bổ sung theo Nghị định 71 (Về phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ); không quy định thẩm quyền xử phạt hành vi “Không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định” đối với lực lượng Cảnh sát cơ động.
 
Khi luật bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi giao thông mới được đưa ra, người dân cũng có những phản ứng trái chiều, thậm chí nhiều phản ứng tiêu cực. Tuy nhiên, đến nay, việc này đã chứng minh tính đúng đắn, hiệu quả. Ông có cho rằng, việc áp dụng NĐ71 sửa đổi sẽ thực hiện được và thu được kết quả tích cực không?
 
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Việc triển khai thực hiện Nghị định 71 hiệu quả sẽ được kiểm nghiệm qua thực tiễn bằng việc người dân hiểu, tự giác chấp hành tốt pháp luật về TTATGT và chấp hành khi bị xử phạt; lực lượng chức năng thực thi nghiêm pháp luật, dư luận xã hội đồng thuận thì sẽ thu được kết quả tích cực.
 
Rất nhiều người dân, độc giả của chúng tôi có gửi câu hỏi về những tình huống cụ thể. Chúng tôi sẽ tổng hợp gửi tới 2 vị khách mời. Tuy nhiên, tôi đưa ra 1 tình huống như sau: Tôi có chiếc xe Dream cũ, chiếc xe này được mua lại qua tay nhiều người. Cách đây vài hôm tôi có tìm đến chính chủ đăng ký chiếc xe máy trên để xin được sang tên lại. Rất khó khăn mới gặp được anh ta và sau một hồi “xin” thì chính chủ hét phải đưa cho anh ta 7 triệu gọi là tiền “bồi dưỡng” còn thủ tục thì tự đi làm. Như vậy số tiền trên còn hơn cả giá trị chiếc xe của tôi vì chiếc xe hiện giá vào khoảng 6 triệu. Như vậy xin hỏi ông có cách nào khác để hợp thức hóa chiếc xe của tôi thành chính chủ không? Chứ 7 triệu như lời người đứng tên kia chắc tôi phải vứt bỏ chiếc xe đi mất.
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Tôi cho là trong thời gian vừa qua khi nghị định 71 có hiệu lực thì có thể nói rất nhiều người dân và tôi đã trả lời rất nhiều về việc này. Tôi cho là người mua phương tiện xe máy và ô tô, đặc biệt là xe máy thì rất nhiều trường hợp qua rất nhiều chủ và khi quay lại thì người chủ đầu tiên gây khó khăn hoặc không tìm được chính chủ do thay đổi địa chỉ, một số công ty giải thể, phá sản… Tôi cho rằng là thông tư 36 quy định rất rõ điều 20 về giải quyết một số trường hợp vướng mắc như đã nêu qua nhiều chủ hoặc nhiều năm chưa sang tên đổi chủ. Chỉ cần người chủ cuối cùng đứng ra bán và có giấy tờ hợp lệ thì chúng tôi sẽ làm thủ tục sang tên chuyển chủ. Trong thời gian qua chúng tôi đã đăng ký nhiều trường hợp như thế này.
 
Trường hợp người cuối cùng nếu không tìm được thì chúng tôi sẽ tổng hợp để báo cáo lại để có những điều chỉnh làm thế nào để thuận lợi nhất cho người dân và đặc biệt là phải đảm bảo xe sang tên chuyển chủ không nằm trong tang vật vụ án, không đục số khung số máy… Chúng tôi sẽ tham mưu để bổ sung cho thông tư 36 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Một số trường hợp chính chủ đã mất thì phải dựa vào quyền thừa kế do người có quyền thừa kế đứng ra làm thủ tục. Việc tăng cường công tác quản lý nhà nước cần thống nhất với đảm bảo quyền sở hữu của người dân.

Như vậy là chúng ta vẫn phải chờ. Nhất là những trường hợp công dân đi xe không chính chủ, không tìm thấy chủ đầu tiên của phương tiện. Có lẽ với những trường hợp cụ thể này phải chờ hướng dẫn của Bộ Công an.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Tôi xin nói thêm về vấn đề này. Những trường hợp mua bán xe không sang tên chuyển chủ, chúng ta phải xác định là vi phạm quy định của pháp luật. Tuy nhiên những trường hợp mua bán nhiều chủ, không tìm được chủ sở hữu (đứng tên trên đăng ký xe), cơ quan chức năng (cụ thể là Cục CSGT và các đơn vị liên quan) đang tìm cách tháo gỡ, đề xuất với cấp trên hướng giải quyết là: Người chủ xe cuối cùng phải có đơn, cam kết nguồn gốc xe hợp phá, xác nhận của Công an cấp xã, nơi ở của chủ xe và cơ quan Công an cấp đăng ký tạm. Sau 30 ngày mà không có khiếu kiện sẽ cấp đăng ký chính thức. Chúng tôi đang có hướng đề xuất như vậy để người dân thực hiện quyền đăng ký đối với tài sản của mình.
 
 Đối với trường hợp đi xe mang tên người thân trong gia đình, người sử dụng phương tiện phải chứng minh được giữa mình và chủ phương tiện có mối quan hệ. Vậy đồng chí cho biết cách chứng minh. Nếu trong 1 ngày, vợ mượn xe của chồng, con mượn xe của bố, mà gia đình chỉ có 1 hộ khẩu. Đồng chí hãy cho giải pháp?
 
Một câu hỏi khác cũng có nội dung tương tự: Tôi có chị gái có đúng 1 xe máy đứng tên đăng ký, nay đã nhập quốc tịch nước ngoài, bỏ quốc tịch VN, cắt hộ khẩu, mất CMND và hộ chiếu VN, vậy xe này của tôi phải làm gì để chứng minh đúng là xe của chị gái và mối quan hệ vì ra UBND phường họ không xác nhận do không có hộ khẩu, không có giấy tờ. Rồi khi chị này về VN đi xe đúng của chị đó nhưng do không có hộ chiếu VN thì chị ấy làm sao chứng minh được bằng giấy tờ là xe chính chủ của chị ấy?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Điều 58 Luật GTĐB quy định khi lưu thông trên đường người điều khiển phương tiện mang theo đầy đủ đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định ATKT và bảo vệ môi trường (đối với xe ô tô), giấy chứng nhận bảo hiểm dân sự của chủ xe cơ giới thì không xử phạt lỗi không sang tên.
 
 Thời gian vừa qua dư luận cho rằng quay định của Bộ Tài chính để lại số tiền phạt cho CSGT là tương đối cao và có địa phương như Đà Nẵng thành phố bồi dưỡng thêm 5 triệu đồng. Vậy tăng mức phạt theo Nghị định 71 có đem lại quyền lợi cho CSGT hay được sử dụng như thế nào?
Ngành Công an nhận trách nhiệm trong việc khiến người dân thông tin chưa rõ về nghị định 71
Ngành Công an nhận trách nhiệm trong việc khiến người dân thông tin chưa rõ về nghị định 71
 
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Theo Thông tư 89 của BTC thì tiền phạt thực hiện qua đảm bảo trật tự ATGT tại các địa phương chuyển hết cho địa phương. Thông tư này quy định rất rõ lực lượng công an tỉnh thành phố đó được sử dụng 70% và bồi dưỡng cho các đồng chí trực tiếp làm nhiệm vụ với mức thấp nhất là 700 nghìn đồng, cao nhất là 1triệu 500 nghìn đồng. Số còn lại được sử dụng để mua phương tiện, xăng dầu, thiết bị khác để phục vụ trở lại cho công tác đảm bảo ATGT. Việc tăng mức phạt để tăng thu nhập cho CSGT là không có vì mức cao nhất đã được quy định là 1 triệu 500 ngàn đồng.
 
Việc Đà Nẵng tôi cũng đã trả lời báo chí rằng, lực lượng CSGT hoan nghênh việc các địa phương hỗ trợ CSGT. Trong điều kiện hết sức khó khăn mà CSGT phải hứng chịu như thời tiết, ô nhiễm, chống người thi hành công vụ… và phải gắn với các tuyến đường là rất vất vả. Tôi ủng hộ việc có tăng thu nhập chính đáng để có thể thực hiện nhiệm vụ một cách tốt hơn. Còn các địa phương không có điều kiện thì cũng không bắt buộc làm việc đó.

Vừa qua trong một điều tra xã hội học thì CSGT là một trong bốn đối tượng có nguy cơ về tham nhũng?
 
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên: Theo tôi, vấn đề tiêu cực trong lực lượng CSGT không phải bây giờ mới đặt ra. Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Trần Đại Quang đã trả lời ý kiến của cử tri về vấn đề này tại diễn đàn Quốc hội. Nói đến CSGT, theo tôi, tiêu cực vẫn còn.
 
Nhưng chỉ dừng lại ở tiêu cực chứ đặt vấn đề tham nhũng hay là trong số các nhóm đối tượng có nguy cơ tham nhũng cao theo tôi cần có nghiên cứu thấu đáo hơn. Ngay tác giả báo cáo điều tra xã hội học này cũng cho rằng kết quả chỉ mang tính tham khảo không phản ánh thực tiễn.
 
Tôi là dân ngoại tỉnh ra Hà Nội học tập và làm việc. Tôi có nhờ người thân ở thành phố đứng tên mua xe máy vì tôi không có hộ khẩu ở đây. Trong trường hợp này nếu tôi bị Cảnh sát giao thông kiểm tra thì tôi phải giải quyết như thế nào? Chẳng lẽ lúc nào tôi cũng phải mượn người thân giấy tờ đem theo bên mình?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Mọi công dân ở các địa phương (ngoại tỉnh) công tác, học tập, làm việc tại Hà Nội, nếu là sinh viên, học sinh học hệ tập trung từ 2 năm trở lên của các trường cung cấp, cao đẳng, đại học, học viện có thẻ sinh viên và giấy giới thiệu của nhà trường đều được đăng ký xe (khoản 2.1.3, điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định, còn nếu là Công an, Quân đội thì có giấy giới thiệu của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác kèm theo giấy Chứng minh thư CAND, giấy Chứng minh thư QĐND cũng được đăng ký xe; khoảng 2.12 điều 7, mục A Chương II TT36-BCA quy định.
 
Việc nhờ người thân đứng tên đăng ký xe như vậy chiếc xe trên vẫn chưa thuộc quyền sở hữu tài sản của bạn. Khi tham gia giao thông bạn phải chấp hành thực hiện theo điều 58 Luật GTĐB.

Xe tôi đang đi là xe đang thế chấp, cầm cố tại ngân hàng, ngân hàng giữ bản chính chỉ cấp bản sao có xác nhận của ngân hàng. Như vậy đang là tài sản thế chấp, cầm cố, ngân hàng đang giữ bản chính giấy đăng ký thì không thể mua bán, chuyển nhượng được. Vậy có phải chứng minh là xe chính chủ không, chứng minh bằng cách nào?
 
Đại tá Đào Vịnh Thắng: Xe đang cầm cố, thế chấp tại ngân hàng, ngân hàng giữ bản chính thì không mua, bán, chuyển nhượng hoặc cấp lại, chỉ khi chủ xe đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ với ngân hàng thì phòng CSGT sẽ giải quyết các giao dịch trên. Theo quy định ngân hàng gửi tới phòng CSGT văn bản cầm cố, thế chấp lưu vào hồ sơ, người điều khiển phương tiện trong trường hợp này không cần phải chứng minh.
 
Xin cảm ơn 2 vị khách mời
 
Theo Công an nhân dân
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang