Thu hồi dây cáp chứa vỏ bọc “nghèo” chất dẻo

author 06:27 31/08/2014

(VietQ) - Bộ quản lý cạnh tranh, Ủy ban cạnh tranh và tiêu dùng Úc ACCC chính thức ban lệnh thu hồi 3,998 km dây cáp điện có lớp phủ nhựa dẻo kém chất lượng.

Phó chủ tịch ACCC, bà Delia Rickard ước tính chi phí thu hồi khoảng 80 triệu đô la Úc tương đương 74,8 triệu đô la Mỹ. Bà cho biết các nhà cung cấp sẽ  phải chịu phần lớn chi phí.

Theo tuyên bố của ACCC, vào ngày 27/8, 18 doanh nghiệp bán buôn và bán lẻ điện tử lớn trên toàn nước Úc phải thu hồi toàn bộ cáp có vỏ bọc polyme cách điện và vỏ bọc PVC của 2 thương hiệu Infinity và Olsent. Trả lời báo Plastics News bà Rickard cho biết khoảng hơn 40 doanh nghiệp bán buôn nhỏ cũng bán loại cáp này.

Dây cáp có vỏ nhựa

Dây cáp có vỏ nhựa "nghèo" chất dẻo bị thu hồi. Ảnh minh họa

Chủ tịch ACCC ông Rod Sims cho biết lực lượng đặc nhiệm của cơ quan bảo vệ người tiêu dùng đã thành lập một đội thanh tra và quản lý an toàn điện phối hợp cùng thu hồi. Dây cáp được nhập khẩu từ Trung Quốc bởi công ty Cáp Infinity trụ sở Sydney, Úc đã không tuân thủ yêu cầu lão hóa (sờn, sứt, nứt nẻ,…) nêu trong Tiêu chuẩn an toàn điện của Úc và New Zealand. Công ty Cáp Infinity hiện đang trong thời gian thanh lý nợ. Ông Sims cũng cho biết thêm: “Thử nghiệm cho thấy chất lượng dây cáp sẽ sớm suy giảm, nếu bị …, vật liệu cách điện có thể bị phá hủy và tiếp xúc với dây dẫn trực tiếp dẫn đến hậu quả bị điện giật hoặc gây ra hỏa hoạn.

ACCC cho biết tất cả kích thước và cấu hình cáp năng lượng màu trắng và cam được cung cấp bởi hai thương hiệu đều không đạt chuẩn.Dây cáp được cung cấp trên khắp nước Úc từ năm 2010 đến năm 2013, ước tính khoảng 40000 căn nhà, trung tâm thương mại và chung cư đang sử dụng loại cáp đểu này.

Vỏ nhựa

Vỏ nhựa "nghèo" chất dẻo của cáp năng lượng màu cam và màu trằng. Ảnh minh họa

Ông Sims lo rằng từ năm 2016 trở đi, các loại dây cáp sẽ bị lão hóa với tốc độ khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường xung quanh và trở nên giòn, vì vậy cần phải thay thế chúng khẩn cấp, càng sớm càng tốt.

ACCC cho biết bất kỳ cáp đểu nào được sử dụng ở nơi gần nguồn tỏa nhiệt phải được loại bỏ và thay thế. Các nhà cung cấp được yêu cầu định giá và hoạt động tại nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn cao nhất và lâu nhất đầu tiên. Toàn bộ cáp không sử dụng được và cáp bị vứt bỏ sẽ được trả lại cho các nhà cung cấp tiêu hủy và sắp xếp hoàn lại tiền hoặc thay thế cáp xịn.

Ông Sims cho biết sản phẩm bị thu hồi như một lời nhắc nhở các công ty tìm nguồn cung ứng hoặc chấp nhận sản phẩm từ nhà cung cấp nước ngoài với giá rẻ phải thực hiện quá trình kiểm tra chất lượng để đảm bảo và tuân thủ các quy tắc Tiêu chuẩn an toàn của Úc.

Ban đầu chính phủ bang New South Wales đã ban hành lệnh thu hồi bắt buộc vào tháng 10/2013, nhưng đến đầu năm nay đại diện ngành công nghiệp điện lại yêu cầu ACCC phối hợp với chương trình Quốc gia ứng phó. 

Khi được hỏi vấn đề tại sao lại để quá lâu mới khởi đông chương trình Quốc gia thu hồi, bà Rickard trả lời trên tờ Plastics News: “Đây là một vấn đề phức tạp liên quan đến 7 nguyên tắc pháp lý và 21 nhà quản lý vì thế cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia đề có cái nhìn bao quát về vấn đề và đảm bảo thu được các giải pháp hiệu quả. Thật may mắn do tính bức thiết của vấn đề, lực lượng đặc nhiệm đã tìm ra một giải pháp phù hợp trong thời gian cho phép”. Hiện không có báo cáo về tai nạn xảy ra và ACCC hài lòng vì rủi ro “không xảy ra”, tuy nhiên người dân cần nhận thức đúng và cẩn thận trong sử dụng sản phẩm để tránh rủi ro trong những năm tới.

Quỳnh Trang


 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang