Nhà vật lý người Anh Stephen Hawking cảnh báo Trái Đất nóng 250 độ C, đại dương trơ đáy

author 13:15 08/07/2017

(VietQ.vn) - Theo cảnh báo của nhà vật lý người Anh Stephen Hawking cảnh báo, hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ đẩy Trái đất biến thành sao kim với nhiệt độ 250 độ C cùng mưa axit sunfuric.

Sự kiện: Khám phá đại dương

Cũng theo nhà vật lý trên, chúng ta đang ở gần điểm không thể đảo ngược của hiện tượng nóng lên toàn cầu có thể đẩy Trái Đất vượt giới hạn. Sao Kim là hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời với nhiệt độ lên đến 466 độ C do bầu khí quyển dày đặc khí CO2 cùng các đám mây axit sulfuric bẫy nhiệt bên trong.

Lượng bức xạ Mặt Trời được hấp thụ lớn hơn lượng tỏa ra khiến hơi nước tập trung trong khí quyển sao Kim, làm tăng sự hấp thụ nhiệt và nóng lên mất kiểm soát. Theo các nhà khoa học, trên lý thuyết, quá trình tương tự có thể diễn ra ở Trái Đất sau hàng trăm triệu năm, song khả năng đại dương Trái Đất bốc hơi đến cạn kiệt là rất thấp. Trái Đất xa Mặt Trời hơn và không thể có bầu khí quyển như của sao Kim vì cấu tạo hóa học của hành tinh.

Trái Đất sẽ nóng lên do biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa

Trái Đất sẽ nóng lên do biến đổi khí hậu. Ảnh minh họa 

Các chuyên gia cho rằng Hawking có thể đã nói quá về tương lai của Trái Đất, nhưng vẫn thể quan ngại về nguy cơ của biến đổi khí hậu. "Ý lớn của Hawking rằng chúng ta có thể biến phần lớn Trái Đất thành nơi không sống được nếu không ngăn biến đổi khí hậu là chắc chắn chính xác", Michael Mann, nhà khoa học khí hậu tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, nói.

Các nhà khoa học cho biết, chính con người là một trong những nhân tố lớn thúc đẩy sự nóng lên toàn cầu, gây ra hiệu ứng nhà kính. Biểu hiện rõ nhất về sự nóng lên của Trái Đất là băng tan chảy nhiều hơn, nước biển dâng cao, một loạt các hiện tượng thời tiết bất thường như bão lũ, sóng thần, động đất, hạn hán, giá rét kéo dài… dẫn đến tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm và xuất hiện hàng loạt dịch bệnh trên người, gia súc…

Trước tình hình trên nhiều nước trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng là một nước đang nỗ lực rất nhiều trong việc cùng thế giới chung tay bảo vệ Trái Đất khỏi tình trạng biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Cụ thể, ngày 07/7, nhận lời mời của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Chủ tịch Nhóm G20 năm 2017, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam bắt đầu tham dự các hoạt động của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg, Đức.

‘Khí độc’ đang ngập tràn Trái đất có thể gây ngạt thở(VietQ.vn) - Theo các nhà nghiên cứu Mỹ, hiện lượng CO2 trong không khí đang cao khủng khiếp đe dọa Trái đất khiến con người có nguy cơ ngạt thở, tử vong.

Được mời phát biểu với tư cách là diễn giả chính tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu và năng lượng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đưa ra thông điệp mạnh mẽ về tầm quan trọng của tăng cường hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho hay.

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đồng thời cũng chịu tác động tiêu cực của việc khai thác và sử dụng không bền vững nguồn tài nguyên nước sông Mekong.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hoàn thành sớm 17 Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG-2030) của Liên Hợp Quốc, trong đó ưu tiên cho các vấn đề giảm nghèo, bất bình đẳng, giáo dục, năng lượng tái tạo, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Với vai trò Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam đã thúc đẩy những chủ đề ưu tiên trong Nghị sự APEC 2017 là phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu và sử dụng hiệu quả năng lượng; đang phối hợp với các thành viên APEC thúc đẩy trao đổi sâu rộng về phát triển bao trùm cả về kinh tế, xã hội và tài chính.

An Dương (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang