Nhiều trẻ em Việt hết bị ép làm nô lệ lại bị kết án tù tại Anh

author 11:40 27/02/2015

(VietQ.vn) - Những nạn nhân trồng cần sa phải vượt qua chặng đường hàng ngàn dặm trong nhiều tháng để đến Anh mong đổi đời và cuối cùng bị giam giữ, đối xử như nô lệ, khi bị bắt, lại bị kết tội và bị trục xuất. Với tiền án đã có, họ chỉ có thể quay lại đường dây buôn người cũ.

Theo tin tức pháp luật mới nhất báo giới ghi nhận thời gần đây, hàng ngàn trẻ em Việt bị bán sang Anh làm nô lệ trong các xưởng cần sa trái phép ở Anh. Họ bị cưỡng hiếp, đánh đập và bị ngược đãi. Khi các xưởng trồng cần sa bị phát hiện, những trẻ em này bị bắt, truy tố và không được xem là nạn nhân của nạn buôn người. 

Tin tức pháp luật mới nhất được ghi nhận tại Anh về con đường tủi nhục trở thành nô lệ của nhiều trẻ em Việt Nam

Tin tức pháp luật mới nhất được ghi nhận tại Anh, nhiều trẻ em Việt Nam trở thành nô lệ tại cái xưởng cần sa. Ảnh Reuters

Ngoài các nạn nhân Việt Nam còn có nhiều người đến từ Albania, Nigeria, Việt Nam và Romania. Nhiều nạn nhân rời khỏi Việt Nam khi còn là những đứa trẻ ôm giấc mộng đổi đời, gian nan vượt qua hàng ngàn dặm suốt nhiều tháng, thậm chí nhiều năm trước khi tới được bờ biển nước Anh, theo Reuters.

Theo Reuter, nhiều nạn nhân Việt Nam là trẻ em từng đi bộ, chở bằng tàu thuyền và xe tải hàng ngàn dặm trong cả tháng trời trước khi tới được bờ biển nước Anh. Báo Tuổi trẻ dẫn lại lời của nữ luật sư Philippa Southwell ở phía Nam thủ đô London “Họ ngủ trong lán trại dựng tạm và sau đó được giấu trong những chiếc thùng xe tải đáng sợ. Phải tuyệt đối giữ im lặng, không được cử động, thiếu không khí để thở, họ thậm chí phải tiểu tiện ngay trong thùng xe tải chật chội”, 

Khi đã đến Anh, các nạn nhân bị những kẻ buôn người giam giữ như những tù nhân và buộc phải trồng cần sa trong những ngôi nhà có hệ thống làm nóng phức tạp và đèn cao áp để trả số tiền họ nợ, đôi khi lên đến 30.000 bảng Anh (995 triệu đồng). Tại đây trang bị hệ thống sưởi và đèn cao áp phức tạp thích hợp với cần sa nhưng lại cực kỳ nguy hiểm với tính mạng con người.

Khung cảnh tại xưởng cần sa, nơi các em bị hành hạ, bắt phải làm việc

Khung cảnh tại xưởng cần sa, nơi các em bị hành hạ, bắt phải làm việc. Ảnh Khám phá

Theo mô tả, nơi giam giữ những đứa trẻ nô lệ này có Hàng rào lưới điện bao quanh những căn nhà. Cửa sổ bị đóng đinh dính chặt để không ai có thể trốn thoát.

Không những thế, nhiều người còn bị lạm dụng tình dục, đánh đập và ngược đãi. Các trại cần sa thường cách xa thành phố lớn để tránh tầm ngắm của cảnh sát. Tuy nhiên, dù các đợt truy quét của cảnh sát có tìm ra chúng thì những người bị ép trồng cần sa lại bị xem như tội phạm chứ không phải nạn nhân.Bà Setter cho rằng cảnh sát vẫn bắt giữ các thiếu niên tham gia trồng cần sa trong khi lại không tìm được chứng cứ giúp tìm ra trùm các đường dây buôn người. Cảnh sát hiếm khi điều tra các số điện thoại lưu giữ thông tin về những nạn nhân trồng cần sa, theo Người lao động.

Bà Southwell kể rằng luật sư của các em thì thường khuyên các em nhận tội khi bị bắt mà không nhận ra rằng các em có thể là nạn nhân của tệ buôn người. Sau khi thụ án xong, các nạn nhân thường bị trục xuất về nước. Nhưng với tiền án và thiếu sự hỗ trợ, họ lại quay lại đường dây buôn người cũ. Bởi thế, bà Southwell ngày càng bận rộn hơn trong việc đảo ngược các bản án và ngưng việc truy tố.  

Mặc dù cần sa là bất hợp pháp ở Anh kể từ năm 1928, nhưng nó ngày càng trở nên phổ biến ở nước này. Cơ quan Giám sát ma túy độc lập của Anh ước tính có đến 2,7 triệu người Anh tiêu thụ trên 1.000 tấn cần sa mỗi năm, Thanh Niên cho biết.

Vào năm 2013, chính phủ Anh từng tuyên bố dự thảo luật Nô lệ hiện đại. Theo đó, nạn nhân của nạn buôn người có thể được miễn truy tố tội hình sự. Dự kiến dự luật này sẽ được thông qua trong năm nay.

Phương Khanh


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang