Trung Quốc sở hữu tên lửa có tầm bắn 'khủng' khiến đối phương phải 'dè chừng'

author 19:03 25/06/2017

(VietQ.vn) - Tên lửa JL-2 cùng với tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Tấn (Type 094) khiến sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng lên đáng sợ

Sự kiện: Vũ khí quân sự nổi tiếng thế giới

Hiện nay, kho vũ khí của Trung Quốc có loại tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 (định danh của NATO là lớp Tấn). Với loại tên lửa này, các tàu ngầm Trung Quốc hoạt động gần các khu vực gần bờ biển Trung Quốc có thể nhắm tới mục tiêu ở rất xa.

JL-2 là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm thế hệ 2 do nhà thiết kế Huang Weilu nghiên cứu thiết kế và được Nhà máy 307 sản xuất vào những năm 2000.

Theo báo cáo của Ủy ban đánh giá an ninh và kinh tế Mỹ - Trung, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 của Trung Quốc sẽ có thể đạt được tầm bắn khoảng 7.400 km, Nhưng từ khi tàu ngầm hạt nhân thế hệ 2 Type 094 của Trung Quốc đưa vào sử dụng thì đã có báo cáo cho rằng, tên lửa JL-2 trang bị trên tàu ngầm này có tầm bắn 11.000 km.

Việc tên lửa JL-2 cùng với tàu ngầm Type 094 khiến sức mạnh quân sự Trung Quốc tăng lên đáng sợ. Bắc Kinh đã triển khai 3 tàu ngầm lớp Tấn và có thể biên chế thêm 2 chiếc nữa vào năm 2020.

Tên lửa JL-2 và tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type-094 là bộ đôi sức mạnh của Hải quân Trung Quốc

Vào ngày 21/8/2012, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 đã lần đầu phóng thử tên lửa đạn đạo JL-2. Về độ chính xác của loại tên lửa này thì theo một số nguồn tin bán kính lệch mục tiêu chỉ khoảng 40m, nghĩa là nó có độ chính xác cực cao.

Theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc đang phát triển 2 lớp mới của tàu ngầm hạt nhân, bao gồm tàu ngầm tấn công mang tên lửa dẫn đường Type 095 và tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo Type 096. Tàu ngầm Type 096 sẽ giúp tăng tầm hoạt động, khả năng cơ động, tàng hình và tấn công cho lực lượng răn đe hạt nhân của Hải quân Trung Quốc.

Tên lửa đạn đạo JL-2 trên tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Trung Quốc được cho là loại có thể phóng ở cả từ trên biển lẫn đất liền. Nhiều thông tin lại cho rằng JL-2 là phiên bản điều chỉnh từ tên lửa phóng từ đất liền DF-31 và có tốc độ bay nhanh hơn các loại tên lửa đạn đạo khác nên khiến các vệ tinh rất khó theo dõi.

Trên đất liền, Trung Quốc sở hữu các hệ thống phóng tên lửa lưu động. Loại vũ khí này rất khó phát hiện bởi vì nó có thể phóng tên lửa từ bất cứ nơi nào, ngay cả khi đang đi trên đường cao tốc. Washington đã từng choáng váng khi Trung Quốc thử phóng tên lửa đạn đạo từ hệ thống lưu động của mình vào tháng 9-2014, một động thái chứng tỏ Trung Quốc giờ đã có thể cạnh tranh với nhiều quốc gia trong lĩnh vực vũ khí hạt nhân.

Lê Cao (T/h)

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang