Trường hợp nào được coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp

authorLan Ninh 20:10 22/12/2016

(VietQ.vn) - Trường hợp nào được coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và mức phạt cho hành vi này là như thế nào?

Anh A nhận Hợp đồng gia công 2000 đôi giày gắn nhãn hiệu Adidas cho một người buôn bán ở Mỹ. A đặt hàng cho B sản xuất cho mình tem, nhãn mang nhãn hiệu Adidas; còn doanh nghiệp A mua nguyên vật liệu để gia công. Nhãn hiệu Adidas là một nhãn hiệu nổi tiếng tại và đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Vậy hành vi của A và B có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? Tại sao? Hành vi của A và B sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

Trường hợp nào được coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Ảnh minh họa 

Luật sư trả lời:

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;

- Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN năm 2014 hợp nhất Nghị định quy định và hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

- Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;

- Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;

1. Hành vi của A và B có xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp không? Tại sao?

Hành vi của A và B là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.

Khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.

Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ:

“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Điều 13 Thông tư số 11/2015/TT-BKHCN  hướng dẫn Điều 11 Văn bản Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BKHCN năm 2014 hợp nhất Nghị định quy định và hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành quy đinh về hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu: Khi xác định hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu phải tuân theo quy định tại các điều 5 và 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP sửa đổi và một số hướng dẫn sau:

“2. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì không cần xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

b) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng hoặc tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo nhãn hiệu đã được xác định tại Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận nhãn hiệu đăng ký quốc tế được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Công báo đăng ký quốc tế nhãn hiệu của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, thì cần phải xem xét khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.”

3. Xác định yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng:

a) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng thì cần phải đánh giá khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ hoặc về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng;

b) Trường hợp sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này không có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ nhưng gây ấn tượng sai lệch cho người tiêu dùng về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì cũng bị coi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

c) Khi nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm đối với nhãn hiệu nổi tiếng, chủ thể quyền phải cung cấp các chứng cứ chứng minh nhãn hiệu đó đã nổi tiếng tại Việt Nam theo các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ, không phụ thuộc vào việc nhãn hiệu đó đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam hay chưa;

d) Trước khi quyết định tiến hành thủ tục xử lý vi phạm, cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 75 của Luật Sở hữu trí tuệ để xem xét, đánh giá một nhãn hiệu có được coi là nổi tiếng tại Việt Nam hay không. Cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm có thể trao đổi ý kiến chuyên môn với Cục Sở hữu trí tuệ và/hoặc lấy ý kiến hội đồng tư vấn.

Trường hợp nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam được công nhận theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc theo quyết định công nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan xử lý vi phạm có thể căn cứ vào các tài liệu liên quan để xem xét việc thừa nhận nhãn hiệu được coi là nổi tiếng tại Việt Nam nếu việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng của các cơ quan nêu trên tại thời điểm yêu cầu xử lý vi phạm còn phù hợp.”

Nhận thấy hợp đồng may gia công 2000 đôi giày gắn nhãn hiệu Adidas cho một người buôn bán tại Nga cho nên có thể thấy ngay từ đầu A đã có ý định sử dụng nhãn hiệu Adidas để gây hiểu nhầm đối với người tiêu dùng. Đồng thời doanh nghiệp của A tự mua nguyên vật liệu để gia công giày, sau đó gắn mác Adidas lên 2000 đôi giày đó, có thể thấy hành vi của A và B là hành vi cố ý. Việc gia công giày khác với chất liệu vải, kiểu dáng của nhãn hàng Adidas nhưng lại gắn mác nhãn hiệu Adidas đã xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.

A và B không phải là chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu Adidas, cũng không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có quyền cho phép. Cho nên, việc A và B sử dụng nhãn hiệu Adidas là bất hợp pháp.

Sổ tiết kiệm chia như thế nào khi ly hôn?(VietQ.vn) - Tôi và chồng thỏa thuận, tiền lương của chồng gửi vào sổ tiết kiệm, tiền lương của tôi chi tiêu. Khi ly hôn, tôi có được chia tiền tiết kiệm đó không?

2. Hành vi của A và B sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

- Biện pháp hành chính:

Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ  sửa đổi, bổ sung năm 2009 sửa đổi, bổ sung Điều 211 Luật SHTT 2005 quy định về Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính

“1. Tổ chức, cá nhân thực hiện một trong các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:

a) Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.

Điểm b Khoản 13 Điều 14 Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định về Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp:

Phạt tiền bằng 1,2 lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 12 Điều này nhưng không vượt quá 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: “b) In, dán, đính, đúc, dập khuôn hoặc bằng hình thức khác tem, nhãn, vật phẩm khác mang dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại lên hàng hóa”.

Tùy vào giá trị hàng hóa, dịch vụ vi phạm để áp dụng khung mức phạt đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghệ, cụ thể là quyền đối với nhãn hiệu đối với A và B.

- Ngoài ra, A và B còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung: “Đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này”(Khoản 16 Nghị định 99/2013/NĐ-CP)

- Điểm b, đ Khoản 17 Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định về Biện pháp khắc phục hậu quả:

“b) Buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này;

đ) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 15 Điều này”.

Luật sư Trịnh Anh Dũng

Văn phòng luật sư Trịnh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang