Túi tiền ông chủ Masan ra sao sau vụ hơn 18.000 chai tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật?

author 17:39 07/04/2019

(VietQ.vn) - Sản phẩm tương ớt Chin-su của CTCP Tập đoàn Masan (MSN) đem về cho ông Nguyễn Đăng Quang tiền tỷ mỗi năm. Tuy nhiên, vụ việc thu hồi hơn 18.000 chai Chin-su ở Nhật Bản sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới “túi tiền” của vị tỷ phú này.

Sự kiện: Doanh nghiệp

Tháng 3/2019, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Masan lọt vào danh sách tỷ phú USD do Forbes bình chọn cùng ông Hồ Hùng Anh (Ngân hàng Techcombank). Thời điểm đó, ông Quang đang sở hữu khối tài sản 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1.717 trong danh sách siêu giàu thế giới năm 2019.

Dù chỉ trực tiếp sở hữu 15 cổ phiếu MSN song các dữ liệu họ thu thập được đủ chứng minh ông Quang là cổ đông cá nhân lớn nhất của Masan. Trong danh sách cổ phần mà “ông trùm” nước mắm giữ có hơn 177 triệu cổ phiếu MSN sở hữu gián tiếp qua Công ty CP Masan và hơn 75 triệu cổ phiếu MSN sở hữu gián tiếp qua Công ty TNHH MTV Xây dựng Hoa Hướng Dương.

Năm 2002, Masan đánh dấu sự có mặt ở Việt Nam với sản phẩm đầu tiên là nước tương Chin-su, sang năm 2003 thêm sản phẩm nước mắm. Đến năm 2007, Masan mới bắt đầu đánh chiếm thị trường mì gói bằng sản phẩm Omachi.

Năm 2017, Masan tiếp tục mở rộng sang ngành hàng thịt và các sản phẩm từ thịt. Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và Masan xác định mảng kinh doanh thịt heo trong nước đang được định giá 10,2 tỷ USD, sẽ là động lực tăng trưởng chính của MNS trong dài hạn.

Tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật Bản. 

Năm 2018, theo BCTC của Masan ghi nhận doanh thu thuần đạt 38.187 tỷ đồng, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2017, lãi ròng cả năm 2018 đạt 5.621 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh 55,8% so với năm 2017. Đáng chú ý, Masan Consumer Holdings là doanh nghiệp có tăng trưởng mạnh nhất. Mảng thực phẩm đồ uống mang về cho Masan nguồn thu lớn nhất với 17.345 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh 28,3% so với 2017; lợi nhuận đạt 2.720 tỷ đồng.

Riêng ngành hàng gia vị (các thương hiệu như nước chấm, nước mắm Nam Ngữ, tương ớt Chin-su...) đạt tăng trưởng cao, tăng 35% so với năm 2017, từ 5.159 tỷ đồng lên 6.958 tỷ đồng. Các sản phẩm thương hiệu lớn, cao cấp đóng góp tới 40% doanh thu thuần của ngành hàng trong năm 2018.

Năm 2019, Masan Group đặt ra kế hoạch lợi nhuận sau thuế cốt lõi (không bao gồm lợi ích cổ đông thiểu số) từ 5.000 - 5.500 tỷ đồng, tăng khoảng 50% so với năm 2018. Về dài hạn, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang hướng tới doanh thu 5 tỷ USD, biên lợi nhuận thuần từ 12-15% vào năm 2022.

Tuy nhiên, mới đây tập đoàn Masan bất ngờ vướng phải lùm xùm liên quan đến việc Nhật Bản ra lệnh thu hồi toàn bộ 18.168 chai tương ớt nhãn hiệu Chin-su nhập khẩu từ Việt Nam, do có chứa chất phụ gia bị cấm dùng trong sản xuất tương ớt ở Nhật.

Tổng cộng có 757 thùng, 18.168 chai tương ớt đã được bán cho Công ty TNHH Công nghiệp ISC từ tháng 10 đến tháng 12/2018. Đại diện Mấn sau đó khẳng định, chưa từng xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp tương ớt Chin-su cho Công ty Javis Co., Ltd hoặc Công ty ISC Industrial Co., Ltd, 2 doanh nghiệp có liên quan trực tiếp đến lô hàng tương ớt Chin-su bị thu hồi tại Nhật.

Thảo Nguyên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang