Viện Tiêu chuẩn Chất lượng - Dấu ấn 30 năm phát triển

author 07:20 20/05/2013

(VietQ.vn) - Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, hoạt động của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam luôn gắn liền với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hoạt động tiêu chuẩn, chất lượng đã góp phần giúp cho công tác quản lý của Nhà nước trong sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu...

Theo ông Phó Đức Sơn- Viện trưởng Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam, hoạt động của Viện đã đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước, làm đổi mới cơ chế quản lý tiêu chuẩn chất lượng, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế mới của Đảng, Nhà nước và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Năm 1983, khi thành lập Trung tâm, với cơ cấu tổ chức gồm 7 phòng với tổng số 59 cán bộ, đến nay, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đã có đội ngũ cán bộ đủ mạnh về năng lực và phẩm chất để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Hiện nay Viện có 15 phòng trực thuộc với tổng số cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng là 76 người.

30 năm phấn đấu không biết mệt mỏi, Viện đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.đã
30 năm phấn đấu không biết mệt mỏi, Viện đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Chính phủ.đã

Là Tổ chức Khoa học Công nghệ trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo l­ường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà n­ước, nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và thực hiện các hoạt động dịch vụ khoa học công nghệ trong lĩnh vực tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất l­ượng, mã số mã vạch và giải thưởng chất lượng quốc gia.

Trong thời gian qua, Viện đã tham gia với các Bộ, ngành và Tổng cục nghiên cứu xây dựng và trình các cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động của Viện như xây dựng Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, năm 2006;  Luật Chất lư­ợng sản phẩm hàng hoá, năm 2007; Pháp lệnh Chất lư­ợng hàng hoá năm 1991 và Pháp lệnh chất lượng hàng hoá sửa đổi năm 2000; Pháp lệnh bảo vệ ngư­ời tiêu dùng, năm 1999.

Viện tham gia Ban chủ nhiệm, làm th­ư ký và trực tiếp chủ trì nhiều đề tài thuộc ch­ương trình nghiên cứu khoa học (NCKH) cấp Nhà nư­ớc như Nghiên cứu cơ sở khoa học đảm bảo từng bước nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác tiêu chuẩn hóa (60.01.06.06);

Bên cạnh đó, công tác xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) là nhiệm vụ trọng tâm của Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam. Hiện nay, hệ thống TCVN có hơn 6800 TCVN còn hiệu lực trong tổng số hơn 9000 TCVN đã xây dựng trong những năm qua, thuộc tất cả các lĩnh vực kinh tế – khoa học, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà n­ước và yêu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế.

Từ năm 2007, thực hiện Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, Viện đã tổ chức chuyển đổi 3024 TCVN thuộc hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành thành Tiêu chuẩn Quốc gia, tổ chức thẩm định hơn 1000 TCVN do các Bộ, ngành tổ chức xây dựng.

Tham gia xây dựng 7 tiêu chuẩn ST SEV về cao su thiên nhiên, 13 ST SEV về chè, 7 ST SEV về cà phê và 2 ST SEV về xe đạp (của Hội đồng tương trợ kinh tế (giai đoạn 1984- 1990) và 01 tiêu chuẩn quốc tế Codex về Nước mắm của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (giai đoạn 2008- 2010); Tổ chức xây dựng trình Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành 07 Qui chuẩn kỹ thuật và tham gia góp ý trên 100 Qui chuẩn kỹ thuật do các Bộ, ngành xây dựng theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được Viện tổ chức thành công hàng năm.
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia được Viện tổ chức thành công hàng năm.

Viện trực tiếp tổ chức và duy trì hoạt động của 119 Ban kỹ thuật tiêu chuẩn và 52 Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia, với sự tham gia của hơn 900 chuyên gia là các giáo sư, tiến sỹ, các cán bộ kỹ thuật đầu ngành thuộc các lĩnh vực chuyên môn của các Bộ ngành, các Vụ, Viện, Trư­ờng Đại học tham gia vào quá trình xây dựng TCVN.

Từ năm 1995, xuất phát từ nhu cầu thực tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trong nước cũng như xuất khẩu, theo đề nghị của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ), Thủ tướng Chính phủ đã cho phép Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TCĐLCL) tham gia tổ chức mã số mã vạch (MSMV) quốc tế - EAN International.

Sau 18 năm với sự nỗ lực trong công tác xúc tiến, nghiên cứu triển khai áp dụng MSMV vào nhiều ngành kinh tế tại Việt Nam, GS1 Việt Nam đã đạt được một số thành tựu sau: Mã doanh nghiệp GS1 (GTIN-13):  13.540 mã; Mã địa điểm toàn cầu:  11.780 mã; Mã rút gọn (GTIN-8): 254 mã...

Việc tổ chức GTCLQG được thực hiện hàng năm nhằm xem xét, đánh giá và trao các giải thưởng về chất lượng cho những doanh nghiệp đạt những thành tích xuất sắc và thành tựu nổi bật trong việc cải tiến, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động, đóng góp đáng kể cho phong trào năng suất - chất lượng của Việt Nam.

Từ năm 1996 đến năm 2012 đã có 1.466 lượt DN được trao tặng Giải thưởng Chất lượng, trong đó từ năm 2001- 2012 đã có 90 DN được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Các DN Việt Nam từ năm 2000 liên tục tham gia Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á- Thái Bình Dương, đến năm 2012 đã có 29 DN được trao giải này.

Thời gian tới, để tiếp nối những thành công qua 30 năm xây dựng và phát triển, Viện sẽ tập trung thực hiện Dự án “Xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn,quy chuẩn kỹ thuật”, xây dựng mới 6000 TCVN (giai đoạn 2011- 2015: 4.000 TCVN, trong đó 80% tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, giai đoạn 2016- 2020: 2000 TCVN, trong đó 90% tiêu chuẩn hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế); 100% các sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn (sản phẩm hàng hóa nhóm 2) được quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;

Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng suất, chất lượng thông qua việc hướng dẫn các doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng, áp dụng bộ tiêu chuẩn cơ sở; Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa và phối hợp các Bộ, ngành để đưa công tác tiêu chuẩn hóa vào đào tạo giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học.      

Nghiên cứu việc triển khai áp dụng hệ thống mã số mã vạch nhằm tạo thuận lợi cho quá trình quản lý, sản xuất, kinh doanh, trao đổi dữ liệu điện tử, giúp đem lại hiệu quả cao cho cơ quan quản lý, các doanh nghiệp cũng như người sử dụng; Tăng cường hoạt động chứng nhận chất lượng sản phẩm hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn cho các doanh nghiệp.

Quang Tuấn

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang