Đồ chơi gắn nam châm vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ

authorThu Thảo 06:02 01/03/2017

(VietQ.vn) - Đồ chơi gắn nam châm là một trong những vật dụng vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ tuy nhiên loại đồ chơi này lại được bày bán rộng khắp ở Việt Nam.

Đồ chơi gắn nam châm là một trong những vật dụng vô cùng nguy hiểm cho trẻ nhỏ tuy nhiên loại đồ chơi này lại được bày bán rộng khắp ở Việt Nam.

Tại Canada, Bộ Y tế Canada cấm loại đồ chơi này vì chúng gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ khi không may nuốt phải, có thể dẫn đến dính hoặc tắc ruột, thậm chí thủng ruột và tử vong vì có nhiều trường hợp trẻ cấp cứu vì nuốt phải nam châm đồ chơi.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện nhi Toronto, loại nam châm đồ chơi mới có thể hút kết nhau từ nhiều điểm trong đường ruột, hủy hoại chỗ thành ruột bị kết dính, gây nhiễm trùng và thủng ruột đe dọa đến tính mạng.

Các nhà khoa học cho biết, trong trường hợp nuốt phải một nam châm đồ chơi, cơ thể sẽ vẫn bình thường như nuốt phải các vật trơn khác. Tuy nhiên, nếu nuốt nhiều nam châm đồ chơi ở các thời điểm khác nhau, tình trạng sẽ trở nên nguy hiểm vì các nam châm có thể hút nhau qua thành ruột hoặc dạ dày.

Cách giải quyết thường là chụp X-quang để xác định số lượng nam châm bị nuốt. Nếu hình ảnh cho thấy đường ruột của bệnh nhân có nhiều hơn một nam châm, chúng sẽ được lấy ra bằng cách nội soi hoặc sử dụng thuốc nhuận tràng hoặc phẫu thuật do các vật nam châm có sức hút quá mạnh, cơ thể không thể tự đào thải chúng được.

Các nhà khoa học cũng cho biết loại nam châm mới với các thành phần hóa học như neodymium (Nd), sắt (Fe), và bo (B) có sức hút mạnh hơn nam châm thường từ 10-20 lần. Tuy nhiên, đồ chơi làm từ loại nam châm này với các dạng hình khối nhỏ như viên bi lại ngày càng phổ biến.

Đồ chơi gắn nam châm vô cùng nguy hiểm với trẻ nhỏ

 Đồ chơi gắn nam châm vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Ảnh minh hoạ

Các chuyên gia y tế khuyến cáo nên loại bỏ tất cả các vật có kích thước nhỏ làm từ nam châm cho dù nó không phải là đồ chơi của trẻ em. Năm ngoái, Mỹ cũng đã cấm lưu hành trên thị trường đồ chơi và phụ tùng máy tính xách tay làm từ loại nam châm này.

Theo BS Hoàng Lê Phúc - Trưởng khoa Tiêu hóa BV Nhi Đồng 1, ở các nước tiên tiến trên thế giới, chỉ cần hai ca nuốt nam châm trở lên là đã cảnh báo tình trạng nguy hiểm cho cộng đồng. Nhiều trẻ có thể nuốt từng viên bi cứng và nuốt vào bụng năm-bảy viên, nhưng bé vẫn đi tiêu ra được, còn đặc tính của nam châm hoàn toàn khác.

Khi trẻ nuốt một mảnh nam châm dù tròn trịa, không sắc nhọn, rồi lại nuốt thêm một vài mẩu đồ chơi bằng sắt, vào trong bụng chúng sẽ hút dính vào với nhau tạo thành một khối to, gây tắc ruột. Đó là chưa kể có bé nuốt hai mảnh nam châm, hai mảnh này hút nhau qua thành ruột và ép ruột vào giữa. Từ tính của nam châm gây ảnh hưởng tới tim khi mắc tại thực quản, bởi thực quản nằm ở phía sau tim.

BS Phúc khuyên phụ huynh cần cảnh giác khi trẻ chơi đồ chơi có nam châm, kim loại. Nếu con lỡ nuốt phải, cần bình tĩnh xác định chính xác dị vật nuốt là gì và đưa ngay tới bệnh viện kiểm tra, xử lý. Khi trẻ có các dấu hiệu sau khi nuốt dị vật như: nôn ói, ói dây máu, đau bụng, quấy khóc, da xanh tái, lạnh tay chân thì cần cấp cứu ngay. BS sẽ thăm khám, cho trẻ chụp X-Quang để xác định vị trí dị vật. Tùy từng trường hợp mà có cách xử trí khác nhau. Nếu dị vật nguy hiểm, độc hại, sắc nhọn, có từ tính, năng lượng cần lấy ra càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu dị vật nhỏ, có thể đi tiêu ra được, bệnh nhân sẽ được cho theo dõi chờ tới khi dị vật được thải ra ngoài.

Tất cả các dị vật đường tiêu hóa, chỉ có thể nội soi gắp ra khi chúng chưa di chuyển sang dạ dày. Nếu dị vật đã lọt vào tá tràng thì phải mổ hở. Ngay cả khi nội soi gắp dị vật các BS cũng rất cân nhắc, bởi em bé cần gây mê, ít nhiều có nguy cơ xấu với sức khỏe.

Khi nuốt dị vật, trẻ không được phát hiện, xử trí kịp thời bé có thể phải chịu các di chứng như: trầy xước niêm mạc ruột, dạy dày, lủng ruột, lủng dạ dày, xuất huyết nội, sốc và tử vong. Ngay các BS lúc tiếp nhận một ca nuốt nam châm cũng cần thận trọng. Dù bệnh nhi chưa có dấu hiệu nguy hiểm vẫn nên cho nhập viện theo dõi, tránh để trẻ vô tình nuốt thêm các mảnh sắt hay các vật có từ tính khác, khiến tình trạng thêm nặng nề. Mỗi năm, BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận từ 20-30 trường hợp nuốt dị vật phải nội soi cấp cứu.

Muốn học Tài chính - Ngân hàng nên chọn trường nào ở Hà Nội?(VietQ.vn) - Đến thời điểm này, chắc chắn sẽ còn rất nhiều thí sinh phân vân lựa chọn địa điểm theo học ngành Tài chính - Ngân hàng bởi có quá nhiều trường, trung tâm đang đào tạo ngành này nhưng không phải nơi nào cũng có chương trình học uy tín.

Thu Thảo (theo News8000)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang