Gợi ý đề thi đại học môn văn khối C và D năm 2014

author 21:22 07/07/2014

(VietQ.vn) - Gợi ý đề thi môn văn khối C và D năm 2014 do các thầy cô giáo dạy Văn thực hiện. Thí sinh xem gợi ý đề thi môn văn khối C và D năm 2014 sau đây.

Sự kiện:

Cấu trúc đề thi môn Văn khối C 2014

Về cấu trúc đề thi môn Văn khối C năm 2014, ông Nguyễn Duy Kha, Cục Khảo thí, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cấu trúc đề thi năm nay có sự thay đổi theo tinh thần Nghị quyết 29 của Bộ GD-ĐT về đổi mới giáo dục. Vừa rồi đề thi môn Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT mang tính mở, đậm chất nhân văn và có tác dụng mạnh mẽ đến xã hội, và đề thi ĐH-CĐ cũng định hướng ra đề đó. 
Cấu trúc đề vẫn có câu 2 điểm, câu 3 điểm, câu 5 điểm. Phần đọc hiểu sẽ nằm trong câu ít điểm, làm văn nằm ở câu nhiều điểm. Câu ít điểm ưu tiên các ngữ liệu trong SGK (bài đọc thêm). Căn bản các em phải nắm vững phương pháp làm bài phù hợp.

 

Gợi ý đề thi môn văn khối C thi ĐH 2014

Gợi ý đề thi môn văn khối C và D năm 2014

Câu nghị luận xã hội 3 điểm, câu nghị luận văn học 5 điểm. Hai câu này có mối quan hệ gắn kết với nhau. Lưu ý những tác phẩm và khả năng đọc hiểu, phương pháp vận dụng kiến thức thực tế.

Câu mở thường nằm ở câu 3 điểm, cần sử dụng ngôn ngữ, phần tiếng việt nằm ở chương trình THCS và THPT. Câu này đòi hỏi các em nên khám phá, phát hiện vấn đề và vận dụng vào đời sống.

Gợi ý một số câu hỏi đề văn khối C năm 2014:

1. Tình yêu quê hương đất nước qua một số tác phẩm văn học trong chương trình phổ thông. Liên hệ với lòng yêu nước trong thời đại ngày nay.
2. Chủ nghĩa nhân đạo qua một số tác phẩm văn học trước và sau năm 1945.
3. Chủ nghĩa anh hùng cách mạng qua Rừng xà nu và Những đứa con trong gia đình (Hoặc chất sử thi; hoặc Tnú – Việt)
4. Vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam qua thơ văn. (Hoặc một “Hoa hậu” của văn học Việt Nam)
5. Vẻ đẹp của hình tượng người mẹ trong văn học.
6. Văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975 là nền văn học của cảm hứng sử thi và lãng mạn. Hãy chứng minh.
7. Tình yêu quê hương đất nước qua bài thơ Việt Bắc – Đất Nước.
8. Cảm nhận về khát vọng nghệ thuật và trách nhiệm của người nghệ sĩ trong “Đàn ghita của Lorca” và “Vĩnh biệt cửu trùng đài” – Nguyễn Huy Tưởng.
9. Cảm nhận về hai nhân vật Đan Thiềm và Quản ngục (hoặc mối quan hệ giữa Đan Thiềm – Vũ Như Tô; Quản ngục – Huấn Cao; hoặc “Không biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Vũ Như Tô phải. Thực ra cầm bút cũng là đồng bệnh với Đan Thiềm” – Nguyễn Huy Tưởng ).

10. Vẻ đẹp của những dòng sông văn chương trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, “Người lái đò sông Đà”, “Tràng Giang”.
11. Cụ Mết nói “không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã cây con mọc lên. Đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này” (Rừng Xà Nu – Nguyễn Trung Thành). Chú Năm nói “Chuyện gia đình ta cũng giống như một dòng sông, để chú chia cho mỗi đứa một khúc mà ghi vào đó”. Anh/chị hãy bình luận hai câu nói trên. (So sánh cụ Mết – chú Năm)
Đề 12: Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sĩ cách mạng qua “Từ ấy” và “Chiều tối”.
Đề 13: Bóng tối và ánh sáng trong tác phẩm “Hai đứa trẻ” – “Chữ người tử tù”.
Đề 14: Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao viết : “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Bằng sự hiểu biết của mình về văn chương, anh/chị hãy chứng minh.

CHỦ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- Đại tướng Võ Nguyên Giáp với lòng dân.
- Tình yêu quê hương đất nước.
- Biển đảo.
- Chọn nghề - ngành.
- Facebook - Scandal
- Tri ân, tôn sư trọng đạo, tình mẫu tử , phụ tử.
- Bàn về môn Lịch sử: Cả một hội đồng thi chỉ duy nhất 1 học sinh thi môn sử. 


Đề thi môn Văn 2014 gợi ý

Câu 1: (2 điểm): “Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng nghề nghiệp của mình…Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ông lấy chính cuộc đời cầm bút dài hơn nửa thế kỉ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy” (SGK Ngữ văn 12 NC) 
Câu 1 (5 điểm):
Bằng hiểu biết về tùy bút Người lái đò sông Đà (Nguyễn Tuân), hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 2 (3 điểm) 
Mỗi người chúng ta đều có một “công việc mơ ước”. Hãy viết một bài văn khoảng 600 từ về công việc đó và cho biết anh /chị phải làm gì để sống được với nghề. 

 

 

 

 

 

Thu Hà

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang