Hướng dẫn làm bài thi đại học môn sử khối C năm 2014

author 21:26 07/07/2014

(VietQ.vn) – Kỳ thi ĐH – CĐ 2014 đợt 2 đang tới gần, các bạn học sinh đang tập trung ôn thi gấp rút. Dưới đây là những bí quyết giúp các thí sinh có kỹ năng và những lưu ý làm bài thi đại học môn Sử khối C năm 2014.

Đa số các học sinh đều nghĩ đặc thù của môn Sử khối C là học thuộc. Tuy nhiên, để làm đề thi môn Sử khối C được tốt thì thí sinh cần có phương pháp làm bài hiệu quả.

Hướng dẫn làm đề thi đại học môn Sử khối C năm 2014

Để làm đề thi đại học khối C năm 2014 được tốt, thí sinh cần có những phương pháp làm bài hiệu quả

Tuy học thuộc bài nhưng không ít học sinh trong các kỳ thi tuyển sinh vẫn không đạt điểm cao, thậm chí bị trượt, chính là do thiếu phương pháp làm bài. Vậy để có một phương pháp làm bài hiệu quả, cần nắm vững những bí quyết sau:

Nắm vững cấu trúc đề thi đại học môn Sử khối C năm 2014

Theo cấu trúc chung, đề thi đại học môn Sử khối C năm 2014 sẽ có 2 phần chung và riêng.

Phần chung (phần bắt buộc )cho tất cả các thí sinh với 3 câu hỏi với tổng điểm cho 3 câu của phần này là 7,0 điểm, thuộc phần kiến thức lịch sử Việt Nam. Phần riêng ( phần tự chọn ) thuộc phần kiến thức lịch sử thế giới với tổng điểm là 3,0, gồm 2 câu theo chương trình chuẩn và nâng cao, thí sinh chỉ được chọn và làm một trong 2 câu đó tuỳ theo năng lực, sở trường.

Phần kiến thức lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 70% lưu lượng và thời gian trong chương trình sách giáo khoa và cũng là phần thi với nhiều câu hỏi nhất trong đề thi môn Sử với tổng là 7,0 điểm. Như vậy, đây là phần kiến thức mà thí sinh phải giành nhiều nhất về mặt thời gian làm bài của 180 phút cũng như số lượng ký tự, số trang viết trên tờ giấy thi.

Đề thi phải nằm trong chương trình (chiếm 80 - 90% trong đề thi). Vì vậy, học sinh nên bám sát sách giáo khoa, không nên đọc quá nhiều tài liệu và cũng không nên học tủ vì câu hỏi thường hay lô -gíc với nhau.

Đế thi đại học ít khi hỏi vụn vặt, quá chi tiết. Do đó, thí sinh không nên học thuộc theo kiểu học vẹt, học quá chi tiết mà phải chọn lọc kiến thức, nắm các sự kiện và mô tả, đánh giá, nhận xét được vấn đề.

Trước khi làm bài, thí sinh nên phân tích đề và xác định yêu cầu của từng câu hỏi, câu dễ làm trước, khó làm sau.

Cần làm nháp đề cương khi làm đề thi môn Sử khối C năm 2014

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với thầy giáo Trần Trung Hiếu - Giáo viên Sử, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu – Nghệ An.

Thầy cho biết: “ khi làm bài thi tuyển sinh vào đại học, cao đẳng nói chung và đối với với các môn thi theo hình thức tự luận khối C nói riêng, một phần việc tuy không mất quá nhiều thời gian của thí sinh là phải nên làm trên giấy nháp trước khi viết vào bài thi. Đối với môn Sử, đây là môn thi mà thường có nhiều kiến thức, sự kiện mốc thời gian ...nên trước khi làm bài vào tờ giấy thi, các em phải đọc kỹ yêu cầu của đề, dùng bút ghạch chân hay khoanh tròn những cụm trên từ đề thi những cụm từ toát lên nội dung và yêu cầu của từng câu.”

Sau đó,  thí sinh nên nhanh chóng làm đề cương sơ lược vào giấy nháp.

Làm đề cương có nghĩa là nhằm vào nội dung chứ không phải là làm văn (lập mở bài, thân bài, kết luận). Nháp được nội dung đề cương, bạn dễ dàng viết được mở bài. Cứ làm bài đến hết nội dung, bạn sẽ đi đến được kết luận. Môn Lịch Sử không cần quá chú trọng nhập đề, mở bài như môn Văn, mà phải nhằm vào thân bài, vào nội dung, ăn điểm là nằm ở phần này.

Lỗi thường gặp của các bạn khi làm bài là: Không suy nghĩ kỹ câu hỏi đã làm bài. Câu hỏi không đòi hỏi viết nhiều lại viết rất dài. Điều này là không cần thiết. Không phải cứ viết dài là được điểm nhiều mà cách này sẽ hao tốn rất nhiều thời gian làm bài. Ví dụ hỏi về vấn đề “thuận lợi” thì các bạn không cần phải nêu nhiều về vấn đề “khó khăn” làm gì. Hoặc hỏi nội dung về quyền dân tộc cơ bản trong Hiệp định Genever, Hiệp định Paris… chẳng hạn, thì bạn chỉ trả lời cụ thể về quyền dân tộc trong hiệp định chứ không trình bày toàn bộ hiệp định. Đây là lỗi phổ biến, do chủ quan với các câu hỏi, đọc đại khái, viết theo ý mình dẫn đến việc thừa thiếu không cần thiết trong bài làm. Tuy không bị trừ điểm nhưng bạn đã tự trừ điểm của mình vào chỗ khác.

Thầy Trần Trung Hiếu cũng khuyên các thí sinh: “Khi làm bài thi tuyển sinh môn Sử, các thí sinh nên lưu ý rằng, dù các câu hỏi của đề thi dễ hay khó, đề thi yêu cầu trình bày sự kiện, kiến thức hay so sánh, phân tích, nhận xét, đánh giá một vấn đề lịch sử, khi trình bày kiến thức phải rõ ràng, mạch lạc giữa các luận điểm. Không viết gộp nhiều luận điểm trong khi trình bày.

Phải tách ý, hết một ý lớn nên xuống hàng chứ không được trình bày bài thi theo kiểu gạch đầu dòng, lập dàn ý.Khi các em trình bày hết những phần kiến thức cụ thể, nên có thêm ít dòng tiểu kết lại bằng những cụm từ kiểu như "Như vậy", "Tóm lại"... mà nội dung của nó thường khái quát , khẳng định lại hay nhận xét, đánh giá chung một cách cô đọng phần mà các em vừa trình bày.”

Hương Mi (t.h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang