Lý giải nguyên nhân phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ caffein

author 15:38 11/07/2018

(VietQ.vn) - Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tránh các loại đồ uống, thực phẩm chứa caffein, vậy lý do là gì?

Cafein là một chất kích thích hoạt động trên não và hệ thần kinh. Tiêu thụ cafein có thể làm tăng HA (Hyaluronic acid) và nhịp tim. Đồng thời tiêu thụ một lượng lớn caffein còn có thể dẫn đến lo lắng và bồn chồn, và thậm chí có thể gây nhức đầu và mất ngủ. Nếu thường xuyên thiêu thụ cafein, khi ngừng đột ngột có thể gây ra các triệu chứng cai nghiện như mệt mỏi, khó chịu rõ ràng.

Hạn chế tiêu thụ cafein trong thai kỳ là điều quan trọng giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe cho em bé. Hàm lượng cafein cao ở phụ nữ mang thai thậm chí có thể gây sảy thai.

Cafein được tìm thấy tự nhiên trong các loại thực phẩm, đồ uống như cà phê, trà, sô-cô-la,...

 Hàm lượng cafein cao ở phụ nữ mang thai thậm chí có thể gây sảy thai

Cafein có tác dụng gì với cơ thể?

Cafein gây ra sự phóng thích axit trong dạ dày và dẫn đến cơn đau dạ dày. Nó cũng là một thuốc lợi tiểu giúp loại bỏ dịch cơ thể nhanh hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã cảnh báo, tiêu thụ lượng cafein trên 300 mg/ngày có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, còn tiêu thụ lượng thấp hơn khoảng 200 đến 300mg/ngày không ảnh nhiều đến khả năng này. Tuy nhiên, hầu hết các chuyên gia cho rằng phụ nữ nếu sử dụng một lượng nhỏ cafein trong thời gian mang thai cần uống đủ nước và giữ cho cơ thể đủ nước.

Hầu hết các nghiên cứu về sử dụng cafein trong thai kỳ không tìm thấy mối tương quan giữa lượng cafein và nguy cơ sảy thai cao hơn. Nhưng một số nghiên cứu kết luận rằng việc tiêu thụ một lượng lớn cafein (hơn 800 mg một ngày) cùng với việc hút thuốc và uống rượu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai ở phụ nữ mang thai. 

Theo một số báo cáo khác, các bà mẹ tiêu thụ lượng cafein hơn 500 mg/ngày có khả năng sinh em bé vói nhịp tim và nhịp thở nhanh hơn, và những đứa trẻ này sẽ thức giấc trong một vài ngày đầu sau khi sinh.

Hầu hết các nghiên cứu này không thể tìm thấy bất kỳ mối tương quan nào giữa lượng cafein của người mẹ trong thai kỳ và hành vi hoặc khả năng học tập của trẻ em.

Do đó, tiêu thụ lên đến 2 tách cà phê mỗi ngày có thể được coi là an toàn ở phụ nữ mang thai.

Ảnh hưởng của cafein lên cơ thể

Cafein tương tác với nhiều thụ thể như adrenergic, adenosine, serotonin, và các thụ thể but-amino butyric acid (GABA) cholinergic. Tiêu thụ cafein trong thời kỳ mang thai và cho con bú là một nguyên nhân gây lo ngại do về mặt lý thuyết, cafein dễ dàng vượt qua hàng rào nhau thai và trẻ không thể chuyển hóa cafein cho đến khi chúng được ít nhất 3 tháng tuổi.

Khi cafein đi qua nhau thai, tốc độ chuyển hóa của nó giảm đi trong thai kỳ. Chỉ có một lượng rất lớn cafein được xem là gây ra bệnh tật ở chuột trong bào thai, và con người rất khó có khả năng tiêu thụ nhiều cafein như vậy. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong hầu hết các trường hợp, cafein không phải là yếu tố duy nhất; các yếu tố khác như tuổi của mẹ, thói quen uống rượu và hút thuốc cũng đóng một vai trò quan trọng.

Ngoài ra, hàm lượng caffein của các loại cà phê và trà khác nhau rất khác nhau, và tốc độ làm sạch cafein ở mỗi người cũng khác nhau rất nhiều.

Lời khuyên cho việc giảm lượng chất cafein trong quá trình mang thai:

- Hãy thử uống nước trái cây, nước, hoặc cà phê / trà đã tách cafein

- Cắt giảm các thức uống năng lượng có hàm lượng cafein cao

- Hỏi tư vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để cảm cúm hoặc cảm lạnh.

 An Nhiên

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang