Phân biệt giữa ngân hàng số và ví điện tử

author 08:59 15/06/2019

(VietQ.vn) - Dù là hai ứng dụng công nghệ độc lập, thế nhưng vẫn không ít người đánh đồng giữa ngân hàng số và ví điện tử là một.

Ngân hàng số với 4 trụ cột lớn

Theo ông Trần Hoài Nam, Giám đốc Ngân hàng Số TPBank, "ngân hàng số" là một định nghĩa rất rộng, với mỗi ngân hàng, thậm chí với mỗi người đều tự có những định nghĩa riêng.

“Tuy nhiên, với chúng tôi, ngân hàng số không phải là Internet Banking hay Online Banking, không phải công nghệ ngân hàng, cũng không phải là kênh thay thế.

Với chúng tôi, ngân hàng số là một mô hình kinh doanh ngân hàng, bao gồm 4 trụ cột là sản phẩm mới, cách thức bán, kênh tiếp cận, cơ chế vận hành, phục vụ khách hàng và cơ chế kiểm soát rủi ro. Tất cả đều được trợ giúp bởi các nền tảng công nghệ mới”, ông Nam chia sẻ.

Ngân hàng số được cấu thành bởi ngân hàng và số, giúp phục vụ tất cả các mong muốn giao dịch trên kênh số để khách hàng không bị giới hạn bởi không gian, thời gian và có thể giao dịch trong một khoảng thời gian ngắn nhất có thể.

Ngân hàng số và ví điện tử khác nhau như thế nào?

Ông Trần Hoài Nam, Giám đốc Ngân hàng Số TPBank.

Trả lời câu hỏi về phân biệt giữa ngân hàng số và ví điện tử, ông Nam cho rằng, hai loại hình có sự giống nhau đều là một mô hình kinh doanh, tức có đầu tư và có kết quả. Đối với ví điện tử, đây là mô hình kinh doanh mới xuất hiện khoảng 7-8 năm trở lại đây, sử dụng công nghệ và nền tảng trung gian thanh toán nói trên để giải quyết các bài toán về thanh toán nhanh gọn online. Nôm na có thể hiểu ví điện tử giúp khách hàng có 1 tài khoản online với số tiền được đối ứng 1:1 với số dư của họ tại 1 tài khoản ngân hàng.

Nếu so sánh các khái niệm này có thể thấy khái niệm ví điện tử sẽ giống với khái niệm ngân hàng số nhiều về cách áp dụng các công nghệ để giúp khách hàng có trải nghiệm trên các kênh số tốt hơn.

Về điểm khác nhau, ông Nam cho hay, Ví điện tử đang xoay quanh nhiều dịch vụ trong hệ sinh thái thanh toán như chuyển tiền, thanh toán hoá đơn, top up,… Thế nhưng, ngân hàng số ngoài khả năng có thể cung cấp các dịch vụ thanh toán tương tự như ví còn có nền tảng của 1 ngân hàng truyền thống khác để làm các dịch vụ tài chính như tín dụng, huy động, đầu tư, bảo hiểm hay trong các segment khác của SME hay Core banking, sẽ còn nhiều các dịch vụ khác hơn.

Cũng có thể thấy một số ví điện tử cũng dần tiếp cận với một số các dịch vụ ngoài thanh toán. Tuy nhiên điều đó cần sự hậu thuẫn của các cơ quan quản lý và cơ chế kiểm soát nghiêm ngặt.

Lý do thứ hai là rào cản về mặt pháp lý của ngân hàng số và tiền mặt cũng là rào cản lớn khi thị trường 90% sử dụng tiền mặt. Rủi ro xuất hiện ở bất kỳ mô hình nào, kể cả mô hình truyền thống chứ không chỉ riêng mô hình số. Ngân hàng số có thể giải quyết được vấn đề này, có thể giải quyết những vấn đề mà con người chưa thể thực hiện.

"Đầu tư vào công nghệ số khá đắt đỏ, vậy làm thế nào để hòa vốn? Có những nguồn lợi không thể cân đo bằng tiền, chẳng hạn như việc gia tăng trải nghiệm của khách hàng, tính bảo mật. Ngân hàng số giúp khách hàng giao dịch 24/7, không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Trước kia khách hàng mở tài khoản và nhận thẻ ATM thời gian tính theo tuần. Nếu như sử dụng LiveBank, chỉ trong vòng 8 phút để giải quyết công việc trên. Trong vòng 3 tháng, dịch vụ LiveBank đã có tới 10.000 khách hàng mở thẻ ATM...", ông Nam chia sẻ.

Ngoài ra, quy định của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ví điện tử phải kết nối với tài khoản ngân hàng. Loại không cần kết nối tài khoản ngân hàng vẫn chưa được chấp thuận.

Cảnh báo tình trạng giả mạo ngân hàng để chiếm đoạt tài khoản khách hàng(VietQ.vn) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa gửi thông báo khuyến cáo khách hàng cảnh giác với các hành vi giả mạo ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài khoản.

Thanh Minh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang