Tầm quan trọng của hệ CAD/CAM trong tăng năng suất ngành may mặc

author 16:50 02/07/2015

(VietQ.vn) - Các doanh nghiệp dệt may ngày nay ý thức được các phần mềm CAD/CAM là công cụ hoàn hảo trợ giúp người lao động tiết kiệm thời gian, tăng năng suất chất lượng lao động.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Cũng như nhiều ngành nghề khác, ngành dệt may Việt Nam cũng đang đề ra các mục tiêu: tăng năng suất chất lượng của lao động; đa dạng hoá sản phẩm và sản xuất sản phẩm có tính khác biệt cao; thay đổi nhanh thiết bị theo hướng tự động hóa; quản lý sản xuất theo hệ thống… Để thực hiện các mục tiêu, những nhà quản lý, lãnh đạo trong các doanh nghiệp, công ty may đã dần đưa những phần mềm công nghệ thông tin vào ứng dụng như các phần mềm tiền lương HRM; kế toán (FAST hoặc dùng Excel); quản lý đơn hàng – quan hệ khách hàng (CRM hoặc dùng Excel); quản lý sản xuất (G-PRO – mới áp dụng); sơ đồ (CAD/CAM)… Trong đó tầm quan trọng sơ đồ CAD/CAM ngày càng được đánh giá cao.

Tại Việt Nam, hầu hết các doanh nghiệp may lớn đến nay đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc ứng dụng hệ thống CAD. CAD là phần mềm thiết kế nhờ máy tính có vai trò tối ưu hoá sơ đồ cắt. Đối với doanh nghiệp may, tiết kiệm vải mang lại lợi nhuận lớn. Chỉ cần làm sao tiết kiệm 1% lượng vải sử dụng trong năm là đã tiết kiệm được một con số đáng kể. Bởi vậy Phòng Cắt hay Phân Xưởng Cắt được chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều nhất, vì đây là chỗ có thể mang lợi nhiều nhất cho doanh nghiệp.

Tăng năng suất chất lượng tiết kiệm thời gian với sơ đồ có sẵn

Tăng năng suất chất lượng tiết kiệm thời gian với sơ đồ có sẵn

Các phần mềm CAD/CAM là công cụ hoàn hảo trợ giúp người lao động tiết kiệm thời gian. Khi kết hợp kinh nghiệm của người giác sơ đồ với tính trực quan đồ hoạ mà hệ thống CAD đem lại, công nhân có thể tiết kiệm thêm lượng vải cắt 1-2%, một con số không hề nhỏ trên quy mô doanh nghiệp lớn. Việc trực tiếp nhìn thấy một cách trực quan cả sơ đồ, và khả năng dịch chuyển bất kỳ, hay theo quy luật ràng buộc trước, việc thấy ngay hiệu quả sau mỗi thao tác điều chỉnh đúng là các công cụ tuyệt vời để hỗ trợ cán bộ giác sơ đồ sắp xếp được một sơ đồ tối ưu mà không cần mất nhiều công sức như phải vẽ lại cả sơ đồ khi muốn điều chỉnh như trước đây.

Trong khi đó, hệ thống CAM, công cụ sản xuất nhờ máy tính gồm máy trải vải tự động và máy cắt tự động được xem là ứng dụng công nghệ cao nhất hiện nay của ngành may Công nghiệp. Máy trải và máy cắt là hai thiết bị đầu cuối, có thể liên kết đến tập tin, file của phần mềm giác sơ đồ để tự động hoàn toàn công tác trải, cắt. Với quy mô phát triển của các doanh nghiệp may Việt Nam, việc đầu tư hệ thống CAM trong một tương lai gần sẽ trở nên phổ biến khi quy mô đơn hàng tăng lên, giá nhân công tăng lên.

Tuy nhiên, khi đầu tư, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ về hệ thống trải vãi phải phù  hợp với  loại vải mà doanh nghiệp thường xuyên sử dụng: vải dệt thoi, hay vải đan kim, có sọc hay không... Vải sử dụng phải đồng bộ và có chất lượng ổn định  thì mới phát huy hết hiệu quả của hệ thống này.

Phương Khanh 


 


Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang