'Tiền mất tật mang' vì rước đồ điện cũ

author 06:15 09/09/2016

(VietQ.vn) - Lựa chọn đồ điện cũ để sử dụng vì giá rẻ, tiết kiệm điện năng, tuy nhiên không ít người gặp cảnh "treo đầu dê, bán thịt chó".

Ngoài các cửa hàng bán cố định, trên nhiều tuyến phố Hà Nội cũng xuất hiện nhiều quầy bán đồ điện cũ ngay trên vỉa hè. Sản phẩm đã qua sử dụng nhưng vẫn thu hút rất nhiều người tới mua hàng.

Tivi chỉ có giá từ 800.000 đến hơn 1 triệu đồng trong khi mua mới giá phải từ 3- 4 triệu đồng; bếp gas âm của Electrolux, Faber tại các siêu thị điện máy giá khoảng 4 triệu đồng thì tại đây chỉ 400.000 - 500.000 đồng; quạt đứng, quạt trần của Panasonic giá vài trăm nghìn đồng/chiếc…

Không ít khách hàng gặp cảnh "treo đầu dê, bá thịt chó" khi mua đồ điện cũ. 

Nổi bật nhất vẫn là đồ điện cũ (hay secondhand) của Nhật Bản như mua tủ lạnh cũ , mua điều hòa cũ hay mua máy giặt cũ ...., có mức giả rẻ hơn nhiều so với sản phẩm mới cùng loại. Chẳng hạn, nồi cơm điện mới của Nhật loại bình thường giá tới 8-9 triệu đồng, trong khi nồi cũ chỉ từ 1,1 tới gần 2 triệu đồng; bình nóng lạnh Sanaky 25 lít giá 1,5 triệu đồng… 

Theo nhân viên cửa hàng chuyên cung cấp thiết bị điện cũ từ Nhật Bản trên phố Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội), hàng của Nhật Bản tốt, bền và tiết kiệm điện, nhưng giá quá đắt nên nhiều người thường chọn mua sản phẩm đã qua sử dụng.

“So với hàng Trung Quốc hoặc các hãng không tên tuổi thì giá có thể cao hơn, nhưng so với hàng mới cùng thương hiệu của Nhật thì rẻ hơn rất nhiều”, nam nhân viên cho hay.

Tuy nhiên, nhân viên này cũng thừa nhân, hầu hết đồ cũ Nhật Bản đều qua sử dụng từ 2 - 5 năm. Khi chuyển về nước đều được “mông má”, làm mới. Nếu không cẩn trọng, người tiêu dùng rất dễ rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang”.

Thực hư tin đồn mực giả trương phình, chuyển màu thâm đen?(VietQ.vn) - Tin đồn mực giả bị trương phình, chuyển màu thâm đen khi ngâm nước, đặc biệt phải dùng kéo cắt được các chuyên gia khẳng định là không có thật.

Không riêng hàng Nhật, các loại đồ điện cũ trong nước cũng được nhiều thợ mông má lại rồi bán cho khách hàng.

 Đủ loại sản phẩm điện tử được bày bán trên vỉa hè.

Nhiều người tiêu dùng phản ánh, dung đồ điện cũ của Nhật Bản khá tốt tuy nhiên, không ít trường hợp gặp cảnh “Treo đầu dê, bán thịt chó”.

“Năm ngoái nhà tôi mua một bộ điện thoại để bàn kèm với điện thoại không dây cũ của Nhật lắp cho 2 phòng. Tuy nhiên, chỉ có cái cố định dùng được. Tiếc tiền ơi là tiếc mà không làm gì được”, một bà mẹ chia sẻ.

Anh Lâm ở Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) cho rằng, đùng đồ điện cũ của Nhật Bản cũng không hẳn chất lượng kém. Tuy nhiên, nếu bị lỗi thì rất tốn kém.

“Nhà mình cũng mua một chiếc điều hòa national Nhật bãi nhưng lại bị lỗi. Hai vợ chồng đã hỏi đủ các loại thợ từ trong nam ngoài bắc mà chưa ai trả lời chính xác được, tốn biết bao công sức”.

PGS.TS Phạm Văn Hòa, Trưởng khoa Hệ thống điện (Đại học Điện lực) cho biết, thiết bị điện tử càng cũ thì càng tiêu tốn nhiều năng lượng điện và không có lợi cho sức khỏe.

Một chiếc tivi hàng thùng thế hệ cũ, công nghệ cao nhất là bóng hình. Bóng hình công nghệ cũ này sẽ tạo ra phản xạ màu rất lớn, gây hại cho mắt, đặc biệt là với trẻ em khi xem ở khoảng cách gần.

Trong khi, mẫu tivi mới hiện nay với công nghệ màn hình LCD, LED... tích hợp nhiều tính năng như tiết kiệm năng lượng, độ bền cao… đã khắc phục được hoàn toàn những nhược điểm trên. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất thông minh hơn cũng đòi hỏi giá thành cao hơn. Đây là trở ngại chính của những gia đình có mức thu nhập trung bình.

Minh Khuê

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang