Từ vụ khăn lụa Khaisilk đến câu chuyện 'treo đầu dê bán thịt chó'

author 16:37 30/10/2017

(VietQ.vn) - Từ vụ việc khăn lụa Khaisilk bán "lụa Việt Nam" mà còn nguyên mác Trung Quốc, người tiêu dùng hoang mang không biết sản phẩm của mình mua có bị 'phù phép' nhãn mác?

Sau những lùm xùm về chuyện một chiếc khăn gắn tới hai nhãn mác: “Khaisilk made in Việt Nam” - “Made in Trung Quốc” ông Hoàng Khải –chủ thương hiệu Khaisilk đã thừa nhận thương hiệu Khaisilk có bán lụa tơ tằm xuất xứ từ Trung Quốc và đã cúi đầu xin lỗi người tiêu dùng. Cũng theo ông Khải việc nhập lụa Trung Quốc để bán lẫn với lụa Việt Nam đã có từ lâu.

Đôi giày được nhập về từ Trung Quốc cũng được gắn mác Made in Vietnam. Ảnh: Dân Trí 

Trước thị trường với rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đang tìm cách chiếm thị phần tiêu dùng, cùng với tâm lý "sính ngoại" của không ít người, thương hiệu Việt cũng đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để phát triển. Tuy nhiên, sau vụ việc từ Khaisilk đã tạo ra nghi ngờ cho người tiêu dùng đối với các thương hiệu Made in VietNam khác đang được ưa chuộng hiện nay. Sự việc lần này sẽ tạo nên tâm lý “e dè” và nghi ngờ cho người tiêu dùng, một yếu tố mà bất kỳ nhãn hàng nào cũng lo sợ.

Theo báo Dân Trí đăng tải, sự lừa dối này không chỉ gây thiệt hại cho bản thân khách hàng, mà lớn hơn, còn gây thiệt hại cho sản xuất trong nước, ảnh hưởng lớn tới hình ảnh các doanh nghiệp Việt nói chung. Sự bất công thể hiện rõ ở việc nhiều nhà sản xuất phải kỳ công gây dựng hình ảnh, thương hiệu, sản xuất hàng hóa,...trong khi một số “nhà sản xuất” khác chỉ việc ngồi…đính mác.

Anh M. là chủ một doanh nghiệp may ở Long Biên, Hà Nội cho biết: “Không riêng gì khăn, mình biết vài hãng quần áo nổi tiếng ở Việt Nam, hoặc các chuỗi cửa hàng thời trang thương hiệu cũng nhập hàng Trung Quốc về để thay mác, nhưng mình không tiện nói tên.”

“Điều đó là sự thật bởi, trước đó, mình đã thay mác áo vest cho một thương hiệu thời trang có tiếng ở Hà Nội với đơn giá 3.500 đồng/mác. Lập tức hô biến từ hàng Trung Quốc thành hàng của thương hiệu đó sản xuất”, anh M. cho biết thêm.

Ngư dân khốn đốn vì sửa chữa tàu cá vỏ thép tiếp tục trễ(VietQ.vn) - Dù đã đến hạn cuối khắc phục sự cố tàu cá vỏ thép đóng theo Nghị định 67 hư hỏng tại Bình Định nhưng nhiều tàu vẫn chưa được sửa chữa xong khiến ngư dân khốn đốn.

Trao đổi trên báo Người lao động, lãnh đạo Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng từng tiết lộ nhiều nhãn hàng thời trang bán ở Việt Nam, hàng Việt Nam xuất khẩu... thực chất là hàng Trung Quốc hoặc làm giả nhãn hiệu, hay sản xuất tại Trung Quốc đem về gắn mác Việt Nam để "đánh tráo" nguồn gốc

Theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (DN), hàng Trung Quốc giờ đây cũng biết thiên hạ sợ gốc gác của mình nên đã kịp thời tìm cách "kim thiền thoát xác". Chẳng hạn, hàng Trung Quốc được dán nhãn hàng Thái rồi đem bán tại các hội chợ Thái Lan ở Việt Nam; DN Trung Quốc mở rộng đầu tư qua Campuchia, Lào và nhiều nước để "rửa" cái gốc "made in China". Ngay tại Việt Nam, nhiều DN Trung Quốc chui vào các khu nông nghiệp công nghệ cao để hưởng thuế suất ưu đãi, nhập nông sản của họ qua, lau rửa sơ rồi dán nhãn Việt xuất xứ khu nông nghiệp công nghệ cao...

Minh Châu (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang