Ứng dụng 'mặc cả' khi mua bán hàng của tiến sĩ người Việt

authorĐỗ Thu Thoan 10:14 07/04/2017

(VietQ.vn) - Là tiến sĩ cơ học đất của Đại học Oxford (Anh), nhưng Ngô Trần Công Luận lại yêu thích kinh doanh và vẫn tiếp tục khởi nghiệp với ứng dụng mua hàng trả giá Hago.me.

Thông tin trên Vnexpress cho biết, ở tuổi trung niên, khi thị trường nhà đất phục hồi và sự nghiệp đã ổn định, Ngô Trần Công Luận vẫn lao vào khởi nghiệp và đang rất hào hứng với “đứa con" mới của mình sau 5 năm xây dựng. Đó là một ứng dụng “không giống ai”, một sàn thương mại điện tử cho phép người bán và người mua trò chuyện trực tuyến để trả giá, có tên Hago.me.

ung-dung-mac-ca-khi-mua-ban-hang-cua-tien-si-nguoi-viet

Tiến sĩ Ngô Trần Công Luận. Ảnh: Vnexpress

Báo Lao động cho biết thêm, ra mắt vào ngày 1/4/2017, với tinh thần kêu gọi “mua bán online, ngại gì trả giá”, trang thương mại điện tử Hago.me hứa hẹn sẽ là công cụ hữu hiệu giúp giải quyết nhiều bài toán trong giao dịch, khi tạo xu hướng người dùng tự quyết định lấy giá cần mua.

Đây là dịch vụ thương mại điện tử hoàn toàn mới, lần đầu tiên giúp người tiêu dùng nắm quyền trả giá khi giao dịch thương mại điện tử. Với Hago.me, giá là do người mua quyết định và thương lượng; người bán cũng được ẩn danh và không tốn công niêm yết bảng giá. Khi người mua đưa ra giá mua một món hàng ở mức chấp nhận được, cửa hàng có thể bán ngay mà không ngại va chạm với ai. Thời gian đầu, Hago.me giới thiệu sản phẩm của hơn 7 ngành hàng như nhà đất , ô tô xe tải, xe máy, đồ thiết bị gia dụng, điện thoại...

ung-dung-mac-ca-khi-mua-ban-hang-cua-tien-si-nguoi-viet

Đối với anh Luận, mua hàng qua mạng cho trả giá là một hình thức giao dịch 'văn minh'. Ảnh minh họa

Theo đó Vnexpress thông tin, Ngô Trần Công Luận có xuất thân từ một cậu bé nghèo ở Long An, Luận đỗ xuất sắc vào Đại học Bách khoa TP HCM và tự học ngoại ngữ để giành học bổng du học. Ra trường, anh quyết định về nước lập nghiệp.

Anh Luận nảy ra ý tưởng này từ năm 2011 nhưng hàng loạt phiên bản đầu đều thất bại. Về sau, anh tinh gọn lại với trọng tâm cho phép thương lượng giá ẩn danh trong 120 phút. Cụ thể, sau khi cài ứng dụng, khách hàng đăng tìm sản phẩm, các nhà cung cấp sẽ vào chào giá. Khách hàng có thể chọn nhà cung cấp và trò chuyện trực tuyến để thỏa thuận mức giá. Cả 2 phía đều ẩn danh trước khi đơn hàng được chốt. “Họ không biết người mua và đối thủ là ai nên họ sẵn sàng hạ giá mà không ngại”, anh Luận cho biết.

Cũng theo Vnexpress, ứng dụng mới có mặt trên Apple Store đầu tháng này, hiện có 5.000 sản phẩm từ 500 cửa hàng. Dự kiến, trong tháng tới, số sản phẩm sẽ tăng gấp đôi. Với mỗi cuộc trả giá, người mua không mất khoản phí gì. Anh kiếm tiền bằng cách thu phí người bán khi muốn vào chào giá. Cùng đó, anh nhận thêm khoản hoa hồng nếu giao dịch thành công.

“Tôi nghĩ thói quen trả giá này rất văn minh, hiện đại. Cái này giống như bạn đi ra cửa hàng, bạn đối thoại trực tiếp với người bán. Nó là cách giao tiếp để mua hàng rất 'con người' dù trong không gian mạng”, anh Luận nhấn mạnh và cho rằng mình may mắn vì nhiều nghiên cứu cho thấy, người dùng smartphone đang ngày càng thích trò chuyện (chat) trực tuyến với nhau.

Đỗ Thu Thoan (t.h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang