Ai là người phân xử trong những vụ tiền của khách hàng "bốc hơi"

authorLan Ninh 14:06 28/08/2016

(VietQ.vn) - Gần đây, hàng loạt chủ thẻ phản ánh bị mất tiền trong tài khoản ngân hàng,có những vụ số tiền của khách hàng bị mất lên đến hàng chục tỷ đồng

Theo báo Đầu Tư, thời gian gần đây, khách hàng của hàng loạt ngân hàng đồng loạt lên tiếng vì tiền bất ngờ bị “bốc hơi” trong tài khoản. Đến nay, ngoại trừ VIB đã xóa nợ cho khách hàng, những vụ việc còn lại vẫn đang trong quá trình điều tra.

Liên tục những vụ khách hàng báo mất tiền trong tài khoản ngân hàng. Ảnh: Internet 

Theo tờ báo này, cho đến nay, hầu hết các vụ mất tiền trong tài khoản đều liên quan đến thẻ tín dụng như MasterCard, Visa…, vì loại thẻ này dễ bị lộ thông tin, dễ bị tấn công tài khoản hơn loại thẻ ghi nợ, nhất là thẻ ghi nợ nội địa. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cho biết, phản ứng đầu tiên của ngân hàng ở nước ta khi khách hàng báo mất tiền là ghi nhận, sau đó hẹn thời hạn 45-60 ngày để tra soát và thường đổ lỗi cho khách hàng để lộ thông tin.

Tờ báo cũng dẫn lời giới chuyên gia cho biết, hiện nay, khách hàng hầu như không nắm được bất kỳ thông tin gì về bảo mật tài khoản của mình vì mọi công cụ, mật khẩu để thao tác tài khoản đều do ngân hàng nắm giữ. Do đó, khi rủi ro xảy ra, khách hàng cũng khó lòng khiếu kiện vì phía ngân hàng thường cho rằng, khách hàng “để lộ thông tin”.

VP Bank: Vụ khách hàng tố bị mất 26 tỷ có nhiều điểm nghi vấn(VietQ.vn) - Liên quan việc khách hàng tố 26 tỷ đồng trong tài khoản VP Bank biến mất, phía ngân hàng đã tiếp tục gửi đi thông tin chi tiết cùng 2 tài liệu

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, để đem lại niềm tin cho người tiêu dùng, bên cạnh sự vào cuộc của cơ quan điều tra thì cơ quan quản lý - ở đây là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cần có những hành động cụ thể và quyết liệt hơn. Bởi trong những trường hợp khách hàng mất tiền, mọi thông tin giao dịch đều qua hệ thống ngân hàng với bên cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng không thể tra soát được.

Trả lời báo Đầu Tư, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chế Ngân hàng cho biết: "“NHNN phải đứng ra phân xử, vì về lý, chỉ có sự quản lý của NHNN về an toàn ra sao, thực hiện nguyên tắc luật lệ bảo mật thông tin thế nào thì mới có đánh giá chính xác. Nhưng đôi khi, nhìn nhận của chính NHNN cũng không mô tả rõ là đúng và sai như thế nào, nên vẫn không xóa tan được nghi ngờ với người gửi tiền”

Mới đây, theo tờ Sài Gòn giải phóng, phía ngân hàng nhà nước đã yêu cầu rà soát lại tất cả quy trình quản lý cũng như bảo vệ tiền gửi của khách hàng (cả tiền gửi thanh toán và sổ tiết kiệm). Tăng cường công tác bảo mật hệ thống; khẩn trương phối hợp với cơ quan công an làm rõ các trường hợp phát sinh rủi ro đã xảy ra trên nguyên tắc phải bảo vệ quyền lợi và giảm thiểu thiệt hại thấp nhất cho khách hàng. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan công an trong phòng chống tội phạm. Mọi kiến nghị, vướng mắc có thể phản ánh về NHNN chi nhánh TPHCM tại số 8 đường Võ Văn Kiệt, phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TPHCM để phối hợp, xử lý kịp thời. 

NHNN chi nhánh TPHCM cũng yêu cầu các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố nâng cao ý thức của cán bộ ngân hàng trong việc phòng chống tội phạm, đặc biệt trong các hoạt động nghiệp vụ thanh toán liên quan đến Internet banking, Mobile banking, ATM, POS, mở và sử dụng tài khoản; tác nghiệp thực hiện nghiêm các quy định của NHNN cũng như các quy trình, nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng về các hoạt động thanh toán. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn cho khách hàng cách phòng chống rủi ro khu sử dụng thẻ, các loại giao dịch qua Internet banking, Mobile banking. 

Ninh Lan (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang