Ấn Độ đề xuất quy định nhập khẩu thực phẩm thuần chay

(VietQ.vn) - Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm Ấn Độ (FSSAI) đã đề xuất quy định mới về nhập khẩu các thực phẩm thuần chay.
Năng suất trong lĩnh vực ngân hàng
Cẩn trọng các cuộc gọi có nội dung 'cần tiền gấp, chuyển tiền ngay'
Tăng trưởng dựa vào năng suất và chất lượng hướng đến phát triển nền kinh tế bền vững
Các nhà nhập khẩu thực phẩm thuần chay vào Ấn Độ cần đảm bảo sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn tuân thủ quan trọng. Sản phẩm thuần chay đạt chuẩn phải đảm bảo rằng sản phẩm chưa trải qua thử nghiệm trên động vật vì bất kỳ mục đích nào, bao gồm đánh giá an toàn, trừ khi có yêu cầu của cơ quan quản lý.
Mọi giai đoạn sản xuất, chế biến và phân phối phải tuân thủ Thực hành sản xuất tốt (GMP) để ngăn ngừa lây nhiễm chéo với các chất không thuần chay. Nguyên liệu thuần chay và không thuần chay phải được lưu trữ riêng. Dây chuyền sản xuất cũng phải khác biệt với các cơ sở xử lý nguyên liệu không thuần chay.
Nếu không sử dụng dây chuyền sản xuất riêng, phải tiến hành vệ sinh kỹ lưỡng hoặc các quy trình tương đương theo tiêu chuẩn GMP trước khi sản xuất các sản phẩm thuần chay, bao gồm tất cả các thiết bị, đồ dùng và bề mặt liên quan. Bên cạnh đó, việc đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc thành phần cũng cần được chú trọng.
Ấn Độ đề xuất quy định nhập khẩu thực phẩm thuần chay
Ngoài ra, trên bao bì sẩn phẩm cần thể hiện rõ ràng thông tin sản phẩm, bao gồm yêu cầu vận chuyển và lưu trữ, loại bao bì và thành phần sản phẩm, ngày sản xuất và hạn sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình sản phẩm xảy ra lỗi, phía bên nhận nhập khẩu sản phẩm cần phải trình báo lên cơ quan kiểm tra.
Tóm lại, người nhập khẩu phải có giấy chứng nhận từ cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia xuất khẩu xác minh việc tuân thủ các quy định về thực phẩm thuần chay của Ấn Độ. Chỉ những sản phẩm nhận được chứng nhận này mới đủ điều kiện gắn logo thuần chay FSSAI, đây là yêu cầu bắt buộc đối với thực phẩm thuần chay nhập khẩu theo các quy định được đề xuất này.
Quy định hiện hành nêu rõ: “Không được nhập khẩu bất kỳ sản phẩm thực phẩm thuần chay nào trừ khi có giấy chứng nhận do các cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp theo mẫu do Cơ quan có thẩm quyền chỉ định”.
Theo FSSAI, “thực phẩm thuần chay có nghĩa là thực phẩm hoặc thành phần thực phẩm, bao gồm các chất phụ gia, hương liệu, enzyme và chất mang hoặc chất hỗ trợ chế biến không phải là sản phẩm có nguồn gốc động vật và trong đó, không có giai đoạn sản xuất và chế biến nào sử dụng các thành phần, bao gồm các chất phụ gia, hương liệu, enzyme và chất mang hoặc chất hỗ trợ chế biến có nguồn gốc động vật”.
Ấn Độ là nơi có một trong những cộng đồng người ăn chay lớn nhất và có nhu cầu lớn về các sản phẩm thuần chay do các vấn đề về đạo đức, sức khỏe và môi trường.
Các quy định mới được đề xuất có thể đảm bảo tính minh bạch trong các tuyên bố về sản phẩm thuần chay và củng cố niềm tin của người tiêu dùng vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật, đồng thời tạo ra các yêu cầu tuân thủ chặt chẽ hơn đối với các thương hiệu quốc tế.
Bảo Linh