Sợi Elastomeric Filament Yarn của Việt Nam trước nguy cơ Ấn Độ điều tra chống bán phá giá

(VietQ.vn) - Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo về việc cơ quan này đã nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc, Việt Nam.
Kinh tế tuần hoàn cho tấm pin năng lượng mặt trời: Tổng quan chính sách tại một số quốc gia
Hơn 86 triệu mối đe dọa bảo mật từ thiết bị nội bộ được phát hiện tại Việt Nam
Phê duyệt đề án người cao tuổi tham gia đẩy mạnh chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, khởi nghiệp và tạo việc làm
Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương) cho biết Tổng vụ Phòng vệ thương mại Ấn Độ (DGTR) đã thông báo về việc cơ quan này đã nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric Filament Yarn có xuất xứ hoặc xuất khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam.
Sợi Elastomeric filament yarn của Việt Nam bị đề nghị điều tra bán phá giá tại Ấn Độ
Đáng chú ý, đây không phải lần đầu tiên mặt hàng này của Việt Nam bị Ấn Độ điều tra chống bán phá giá. Trước đó, từ năm 2016, Ấn Độ đã áp thuế chống bán phá giá đối với sợi Elastomeric filament yarn nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi tiến hành rà soát cuối kỳ vào năm 2022, Bộ Tài chính Ấn Độ đã quyết định dừng áp thuế. Nếu vụ việc lần này được chính thức khởi xướng, đây sẽ là lần thứ hai sản phẩm này đối diện với biện pháp phòng vệ thương mại từ phía Ấn Độ, cho thấy các mặt hàng sợi nói chung vẫn nằm trong nhóm thường xuyên bị điều tra trên thị trường quốc tế.
Trước diễn biến này, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất, xuất khẩu mặt hàng này cần nhanh chóng rà soát tình hình xuất khẩu sang Ấn Độ để có phương án ứng phó phù hợp. Đồng thời, các doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ các quy định về điều tra chống bán phá giá của Ấn Độ, chủ động xây dựng kế hoạch xử lý vụ việc, chuẩn bị nguồn lực cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi trong trường hợp cuộc điều tra chính thức được khởi động. Ngoài ra, Cục cũng kêu gọi các doanh nghiệp chủ động liên hệ, cung cấp thông tin với cơ quan chức năng để nhận được sự hỗ trợ kịp thời, giúp giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu.
Bảo Linh (t/h)