Ăn nhiều bánh kẹo, mứt tết khiến trẻ thừa cân, béo phì

author 19:18 21/01/2019

(VietQ.vn) - Bánh kẹo, mứt tết hoa quả khô… có lượng đường và đường tinh chế cao, nếu trẻ sử dụng nhiều sẽ dẫn tới tăng cân, béo phì.

Mứt Tết, bánh kẹo… món ăn khoái khẩu của trẻ nhỏ dịp Tết

Tết là dịp các mặt hàng bánh kẹo, hoa quả khô, mứt Tết được trẻ nhỏ ưa chuộng. Thậm chí, nhiều em nhỏ mải mê với bánh kẹo khi cùng cha mẹ đi chơi Tết. Sau Tết, số lượng trẻ bị tăng cân, béo phì tăng lên. Nguyên nhân do sử dụng quá nhiều bánh kẹo với lượng đường lớn.

Chia sẻ với PV Chất lượng Việt Nam Online (Vietq.vn), PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, Bệnh viện Medlatec cho hay, tất cả bánh kẹo, mứt tết hoa quả khô… có lượng đường và đường tinh chế cao. Là thức ăn rất thiên lệch, chỉ có đường là chính, những chất: đạm, béo, vitamin, khoáng… không có, do đó, nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ dẫn tới tăng cân, béo phì. Ngoài ra, lượng đường nhiều dễ lên men chua từ trong dạ dày. Hoặc nếu dính ở miệng mà không đánh răng sạch sẽ, ăn vào buổi tối làm sâu răng, chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.

 Tất cả bánh kẹo, mứt tết hoa quả khô… có lượng đường và đường tinh chế cao. Ảnh minh họa

Đồng quan điểm, GS.TS Phạm Gia Khải, Nguyên Viện trưởng Viện tim mạch Việt Nam, Chủ tịch hội tim mạch Việt Nam cho biết, việc ăn quá nhiều mứt kẹo dễ sinh đầy bụng, làm giảm cảm giác đói, tăng việc lười ăn của trẻ. Hơn nữa, khi trẻ hấp thụ một lượng đường lớn vào cơ thể sẽ làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác. Khi đó, các chất thiết yếu này gây ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của cơ thể, bạch cầu và thay đổi thành mạch máu dẫn tới mắc các bệnh như: dị ứng, nguy cơ tim mạch, tiểu đường, lão hóa sớm, cận thị…

Hạn chế cho trẻ ăn bánh kẹo, mứt Tết

PGS.TS.BS Nguyễn Xuân Ninh, Bệnh viện Medlatec khuyến cáo, không cho trẻ ăn quá nhiệt bánh kẹo trong dịp Tết. Dù đi du xuân, chúc Tết ông bà họ hàng… phụ huynh vẫn phải bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong các bữa ăn chính.

 Bánh kẹo, mứt Tết sẽ khiến trẻ lười ăn. Ảnh minh họa.

Cho trẻ uống nước, đặc biệt là uống sữa để tăng khả năng hấp thụ. Ngoài ra, có thể cho trẻ ăn các loại hoa quả tươi như: cam, quýt, bưởi, hồng, dâu, táo… Các loại ngũ cốc như: hạt bí, óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, hạt điều…

Các bác sĩ khuyến cáo thêm, để đảm bảo sức khỏe cho trẻ tốt nhất, gia đình có thể tự làm bánh mứt cổ truyền. Trong quá trình chế biến nên hạn chế lượng đường hoặc thay bằng đường ăn kiêng. Chọn mứt kẹo có cơ sở sản xuất rõ ràng, nhãn mác đầy đủ, hạn sử dụng… tránh “rước” phải hàng giả, gây hại sức khỏe.

 Tuệ Tĩnh

Cẩn trọng mắc bệnh chân tay miệng dịp Tết Nguyên đán(VietQ.vn) - Dấu hiệu đặc trưng của bện chân tay miệng là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang