Áp dụng Kaizen - Lọc hóa dầu Bình Sơn tăng trưởng dài hạn

author 16:59 24/11/2020

(VietQ.vn) - Áp dụng thành công phương pháp Kaizen giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp giảm chi phí, rút ngắn thời gian chu kỳ và cải thiện năng suất chất lượng sản phẩm để đạt được cách tiếp cận có hệ thống, cải tiến liên tục.

Sự kiện: Chuyên đề: NÂNG CAO NĂNG SUẤT CHẤT LƯỢNG

Kaizen là sự tích lũy các cải tiến nhỏ thành kết quả lớn, tập trung vào xác định vấn đề, giải quyết vấn đề và thay đổi chuẩn để đảm bảo vấn đề được giải quyết tận gốc. Việc áp dụng Kaizen giúp doanh nghiệp tăng trưởng dài hạn.

Khác với việc đổi mới đưa doanh nghiệp bứt phát khỏi tình trạng cũ, Kaizen sẽ giữ hoạt động của doanh nghiệp đứng vững và từng bước phát triển. Với những bước nhỏ, chậm, chắc và bền bỉ, Kaizen sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện những “cú nhảy vọt” sau một thời gian dài chứ không phải tình trạng “lên” rồi lại “xuống” của đổi mới tức thời trong một thời gian ngắn. Bởi vậy, thực hiện Kaizen là phục vụ cho mục tiêu dài hạn, tạo ra sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai.

Tại Nhật Bản, Kaizen đã có lịch sử hơn 50 năm và Toyota là công ty đầu tiên triển khai Kaizen. Còn ở Việt Nam, việc áp dụng Kaizen vào công việc đã được nhiều công ty, xí nghiệp thực hiện một cách tích cực. Một trong số đó là Công ty Lọc Hóa dầu Bình Sơn (BSR). Từ tháng 5/2013, SBR bắt đầu triển khai thực hiện Kaizen. Đến nay, hoạt động Kaizen vẫn được công ty triển khai mạnh mẽ, mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất.

Tổng kết trong 8 năm vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, SBR đã thực hiện 596 cải tiến Kaizen và làm lợi 1,85 triệu USD. Riêng quý I năm 2018, Lọc hóa dầu Bình Sơn thực hiện 63 cải tiến Kaizen, làm lợi cho công ty khoảng 3,8 tỷ đồng. Trong đó có 8 cải tiến mang lại lợi nhuận lớn (trên 100 triệu đồng); 44 cải tiến mang lại lợi ích nhỏ và vô hình, 11 ý tưởng có tính khả thi. Ngoài ra, SBR thực hiện 130 cải tiến khác làm lợi cho nhà nước 128,9 triệu USD; thực hiện 33 đề tài nghiên cứu, trong đó giải pháp kỹ thuật “Tối ưu hóa cơ cấu sản phẩm của nhà máy” đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, khoảng 12,6 triệu USD/năm.

Việc thực hiện Kaizen tại SBR trong 8 năm qua đã làm lợi cho công ty hàng tỷ đồng, tiết kiệm chi phí đồng thời giúp hoạt động vận hành nhanh gọn, an toàn, hiệu quả. Chính vì vậy, hoạt động này luôn được ban lãnh đạo quan tâm, có chính sách tốt để khen thưởng và nâng cao tinh thần sáng tạo của cán bộ công nhân viên.

 Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Nâng cao năng suất nhờ áp dụng công cụ quản lý Kaizen

Một doanh nghiệp điển hình khác cũng áp dụng công cụ trong hoạt động quản lý của mình, Công ty TNHH Dệt may Xuất khẩu Minh Quang thành lập năm 2018 thuộc cụm công nghiệp làng nghề xã Phương La, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Thực hiện dự án “Hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề áp dụng công cụ cải tiến Kaizen để nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất, kinh doanh” của Trường Đại học Ngoại thương bắt đầu từ năm 2019. Công ty Minh Quang với tinh thần không ngừng đổi mới và kế thừa truyền thống làng nghề trăm năm, thực hiện việc triển khai áp dụng thành công công cụ cải tiến Kaizen để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất.

Dự án đã thực hiện triển khai mô hình áp dụng các công cụ cải tiến Kaizen tại công ty theo hai giai đoạn. Trong giai đoạn đầu, Dự án đã tư vấn giúp cho công ty Minh Quang hiểu rõ và bắt đầu áp dụng Triết lý Kaizen tại toàn bộ bộ phẩn sản xuất từ kho mộc tới bộ phần cắt may, đóng gói, kho thành phẩm nhằm loại trừ lãng phí trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Trong giai đoạn tiếp theo, Dự án đã hỗ trợ công ty dần đưa triết lý Kaizen trở thành một nét văn hoá cải tiến trong công ty từ đó góp phần gia tăng giá trị cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh để tiến tới phát triển lâu dài và bền vững trong tương lai.

Sau thời gian 03 tháng triển khai mô hình áp dụng công cụ cải tiến Kaizen trong sản xuất theo tư vấn và hỗ trợ của Nhóm dự án, DN đã thu được các kết quả như sau: Hệ thống đề xuất cải tiến: Giảm 25% cycle time tại khâu kiểm hóa đầu vào khăn mộc; Tăng 16% năng suất may công nghiệp tại công đoạn may công nghiệp (xẻ rọc, vê dọc, cắt ngang, may ngang và bấm chỉ); Rút ngắn 10,1% cycle time tại công đoạn nhặt phân loại; Áp dụng công cụ 5S (Seiri và Seiton) tại 100% hiện trường sản xuất phân xưởng may công nghiệp và 80% hiện trường phân xưởng dệt kiểm;

Hệ thống quản lý chất lượng: Tăng 5 lần các hướng dẫn, nội quy và khẩu hiệu tại khu vực công cộng và phân xưởng để động viên nhắc nhở tất cả mọi người thực hành Kaizen và xây dựng văn hóa doanh nghiệp;

Tạo động lực cho người lao động: 100% CBCNV được chia sẻ thông tin và nhiệt tình tham gia Kaizen thông qua việc tự giác chấp hành nội quy, quy trình, hưởng ứng làm việc theo nhóm; người lao động được hỗ trợ mua BHXH và trợ cấp khi làm việc tăng ca; Vào các dịp nghỉ lễ, Tết, người lao động được hưởng nguyên lương và thưởng theo công suất đóng góp; 100% người lao động tự giác thực hiện các yêu cầu của công cụ kiểm tra 5S tại cấp cơ sở theo quy định của công ty; Xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua việc tạo dựng nề nếp tại các phân xưởng sản xuất.

 Bảo Linh

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển ngành nghề nông thôn (VietQ.vn) - Hiện cả nước có trên 817.000 cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề nông thôn, với tổng doanh thu đạt 236.200 tỷ đồng. Tuy nhiên, để ngành nghề nông thôn phát huy hết tiềm năng, cần rà soát, tháo gỡ mọi khó khăn rào cản, tạo điều kiện cho ngành nghề, làng nghề nông thôn phát triển.
Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang