Apple không sản xuất máy tính tại Mỹ vì thiếu ốc vít

author 17:55 30/01/2019

(VietQ.vn) - Ngay tại Mỹ cũng không thể sản xuất được con ốc vít và đây là lý do Apple không thể mang dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ.

Sự kiện: Sản phẩm công nghệ

Apple gặp khó khăn ở Mỹ vi câu chuyện con ốc vít

Apple không thể mang dây chuyền sản xuất iPhone về chính quê nhà mặc cho chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang và những lời cảnh báo từ Tổng thống Trump đối với “táo khuyết”. Lý do vì người Mỹ không thể sản xuất những con ốc vít nhỏ bé, đáp ứng nhu cầu sản xuất của Apple.

Năm 2012, Timothy D. Cook, CEO Apple đã xuất hiện trên sóng truyền hình trong khung giờ vàng để thông báo rằng Apple sẽ sản xuất máy tính Mac tại Mỹ. Nếu việc này được thực hiện, đây sẽ là sản phẩm đầu tiên của Apple được sản sản xuất bởi chính công nhân Mỹ sau nhiều năm chiếc Mac Pro cao cấp lên kệ với dòng chữ “được lắp ráp tại Mỹ”.

Apple không thể mang dây chuyền sản xuất iPhone về Mỹ. Ảnh minh họa 

Tuy nhiên, khi Apple bắt đầu sản xuất những chiếc máy tính giá 3.000 USD tại nhà máy ở Austin, Texas, họ đã gặp phải rắc rối khá hy hữu. Các nhân viên tại đây cho hay, Apple đã gặp khó trong việc tìm đủ nguồn cung cấp ốc vít cho máy tính Mac.

Ngược lại, tại Trung Quốc, Apple có một số đối tác với khả năng sản xuất số lượng lớn ốc vít theo yêu cầu của Apple trong thời gian ngắn. Nhưng ở Texas, nơi mọi thứ đều lớn hơn, hóa ra lại chẳng có bất cứ nhà cung cấp ốc vít nào.

Quá trình thử nghiệm những phiên bản mới của máy tính Mac đã bị cản trở vì xưởng cơ khí với 20 nhân viên mà Apple dựa vào chỉ có thể sản xuất tối đa 1.000 ốc vít mỗi ngày.

Mỹ thiếu ốc vít để sản xuất máy tính khiến ngày giao hàng sản phẩm Mac bị trì hoãn trong nhiều tháng. Ngược lại, “táo khuyết” phải đặt hàng từ Trung Quốc.

Apple liệu có thể đưa dây chuyền sản xuất rời khỏi Trung Quốc?

Những thách thức tại Texas minh họa vấn đề mà Apple sẽ gặp phải nếu cố gắng đưa khối lượng lớn dây chuyền sản xuất rời khỏi Trung Quốc.

“Ông lớn” trên thị trường điện thoại nhận ra rằng, không một quốc gia nào, chắc chắn bao gồm Mỹ có thể bì được Trung Quốc cả về quy mô, kỹ năng, cơ sở hạ tầng và chi phí sản xuất.

Apple đã tăng cường tìm kiếm các phương hướng để đa dạng chuỗi cung ứng của mình. Apple đang xem xét sản xuất iPhone tại Ấn Độ và Việt Nam. Các lãnh đạo của Apple cũng lo lắng về sự phụ thuộc nặng nề vào dây chuyền sản xuất tại Trung Quốc có thể dẫn tới rủi ro trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang căng thẳng, vị giám đốc chia sẻ thêm.

Vị trí của Trung Quốc trong việc sản xuất linh kiện máy tính đối với Apple là không thể phủ nhận. Bởi theo CEO Tim Cook người Trung Quốc có kỹ năng tốt tới mức khó tin. “Sản xuất các sản phẩm của Apple cần có những cố máy vầ những người biết cách điều khiển chúng”, ông nhận định.

"Tại Mỹ, nếu tổ chức một cuộc gặp mặt các kỹ sư gia công, tôi không chắc số người tham dự đủ lấp đầy một phòng họp", Tim Cook chia sẻ. "Nhưng tại Trung Quốc, số lượng kỹ sư gia công có thể lấp đầy nhiều sân bóng đá".

Ai sẽ “thế chân” Trung Quốc nếu Apple rời dây chuyền sản xuất?

Năm 2004, CEO Apple Tim Cook đã đưa dây chuyền sản xuất điện thoại của quốc gia này ra nước ngoài. Đây là một động thái giúp cắt giảm chi phí và cung cấp quy mô khổng lồ cần thiết cho việc sản xuất một vài trong số những sản phẩm công nghệ bán chạy nhất trong lịch sử.

Trong đó, Apple ký hợp đồng với một loạt đối tác, góp phần xây dựng những nhà máy khổng lồ tại Trung Quốc. Một số nhà máy trải dài hàng kilomet và sử dụng hàng trăm ngàn lao động cho việc lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói thiết bị của Apple. Các dây chuyền lắp ráp sử dụng linh kiện từ khắp nơi trên thế giới được vận chuyển đến Trung Quốc.

Người đứng đầu Apple từng phản đối khái niệm iPhone được sản xuất tại Trung Quốc. Hơn nữa, ông cho rằng, lao động giá rẻ tại Trung Quốc cũng là lý do duy trì dây chuyền sản xuất tại quốc gia này.

 Apple quyết định sản xuất máy tính trên chính nước Mỹ. Ảnh minh họa

Để duy trì việc sản xuất Mac tại Mỹ, các nhà cung cấp Trung Quốc đã vận chuyển linh kiện của họ tới Texas để phục vụ quá trình lắp ráp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ví dụ như khi cần linh kiện mới bởi thiết kế có chút thay đổi, các kỹ sư được giao nhiệm vụ thiết kế Mac Pro đã phải tìm tới những xưởng cơ khí ở trung tâm Texas.

Đó là lý do tại sao họ tìm thấy Stephen Melo, chủ sở hữu kiêm chủ tịch của Caldwell Manufacturing ở Lockhart. Nhân viên của Flextronics, công ty mà Apple thuê để sản xuất máy tính, chỉ thuê Caldwell sản xuất 28.000 con ốc vít mặc dù số lượng họ cần lớn hơn rất nhiều.

Khi Melo mua lại Caldwell vào năm 2002, công ty này có thể sản xuất được ốc vít với khối lượng lớn, đáp ứng nhu cầu của Apple. Nhưng nhu cầu ấy đã tiêu tan khi Apple chuyển dây chuyền sản xuất sang Trung Quốc. Melo nói rằng ông đã thay thế một loạt máy ép khuôn cũ, có thể sản xuất hàng loạt ốc vít, bằng những cỗ máy mới được thiết kế cho các công việc chuyên môn, chính xác hơn.

Melo nghĩ rằng thật mỉa mai khi Apple, một công ty hàng đầu với các dây chuyền sản xuất khổng lồ ở nước ngoài, lại gọi cho ông để đặt hàng số lượng lớn ốc vít. "Chẳng hơi đâu mà đầu tư cho dây chuyền sản xuất ốc vít ở Mỹ vì những linh kiện như thế này có thể mua được với giá rất rẻ ở nước ngoài", Melo nói.

Với các máy móc mới của mình, Melo đã làm ốc vít cho Apple nhưng sản phẩm cuối cùng không đáp ứng chính xác những yêu cầu của "Táo khuyết". Caldwell đã cung cấp 28.000 con ốc vít cho Apple trong 22 chuyến giao hàng. Ông Melo thường tự lái chiếc Lexus của mình 1 tiếng đồng hồ để giao hàng cho Apple.

Một cựu quản lý của Apple, người quyết định chia sẻ với yêu cầu được giấu tên, cho biết quy mô của Flextronics nhỏ hơn rất nhiều so với các đối tác ông thường thấy trong những dự án tương tự của Apple tại Trung Quốc. Không rõ tại sao dự án này lại thiếu công nhân viên, quản lý này chia sẻ và suy đoán rằng có thể do công nhân Mỹ đắt hơn Trung Quốc.

Quản lý này cho biết rằng các công việc tương tự của Apple tại Trung Quốc sẽ bao gồm rất nhiều nhân công để đảm bảo tất cả các nguyên liệu được đưa vào sản xuất đúng lúc, đúng chỗ. Ở Texas, các công nhân thường hay bị quá tải. Do đó, nguyên vật liệu thường không được đặt đúng chỗ cần thiết hoặc không đến đúng lúc, góp phần gây ra sự chậm trễ của cả dây chuyền.

Hơn nữa, công nhân Mỹ không sẵn sàng làm việc cả ngày lẫn đêm. Các nhà máy tại Trung Quốc có những ca làm việc suốt mọi khung giờ và nếu cần thiết công nhân còn giảm giờ ngủ để đáp ứng kế hoạch sản xuất. Nhưng đó không phải là điều mà các công nhân Mỹ sẵn sàng thực hiện.

Bà Helper cho rằng Apple có thể sản xuất nhiều sản phẩm hơn tại mỹ nếu họ đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc và phụ thuộc nhiều hơn vào robot cũng như các kỹ sư chuyên ngành thay vì nhân công giá rẻ. Bà cũng nói thêm rằng chính phủ và cả ngành công nghiệp Mỹ cũng cần phải cải thiện mảng đào tạo nghề và thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng.

Nhưng, bà Helper bổ sung, rất khó để tất cả những điều trên cùng xảy ra. Apple vẫn lắp ráp Mac Pro tại nhà máy ở ngoại ô Austin, một phần là vì họ đã đầu tư vào đây những cỗ máy thửa riêng, phức tạp. Nhưng Mac Pro có doanh số kém và kể từ khi ra mắt vào năm 2013 đến nay Apple đã không cập nhật cho nó bất cứ điều gì.

Tuệ Tĩnh (T/h)

MobiFone 'nổ súng' chống tắc nghẽn mạng dịp Tết Nguyên đán(VietQ.vn) - Nhà mạng MobiFone đã khảo sát, hoàn thành các công tác triển khai đo kiểm, đánh giá chất lượng vùng phủ sóng, lắp đặt bổ sung các trạm phát lưu động, tăng cường vùng phủ sóng, mở rộng tài nguyên cho các trạm 4G phục vụ Tết.

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang