Bánh mì: 'Thủ phạm' làm tăng nguy cơ bị cao huyết áp, vì sao?
Liên tiếp phát hiện thực phẩm không rõ nguồn gốc
Dùng giấy bạc bọc thực phẩm ở nhiệt độ cao liệu có an toàn?
Những thực phẩm người dùng không nên ăn sống vì có thể gây ngộ độc, tử vong
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ, gần một nửa số người trưởng thành ở Mỹ bị tăng huyết áp hoặc huyết áp cao. Đối với những người có thể được hưởng lợi rất nhiều từ việc giảm natri, điều quan trọng là phải biết loại thực phẩm nào đang chứa nhiều natri.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Nông nghiệp, Tiêu dùng và Khoa học Môi trường thuộc Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra trong một nghiên cứu mới, bánh mì có thể là nguyên nhân chính gây ra lượng natri quá mức cho một người nào đó.
"Bánh mì là một trong những thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn kiêng của nhiều người và họ thường không chỉ ăn một suất bánh mì", Aubrey Dunteman, một nghiên cứu sinh tại Khoa Khoa học Thực phẩm và Dinh dưỡng Con người của trường đại học trên, đồng thời là tác giả chính của bài báo, cho biết trong một tuyên bố, theo Eat This, Not That!
Bánh mì chứa rất nhiều muối cần tránh dùng kẻo bị tăng huyết áp
Soo-Yeun Lee, giáo sư khoa học thực phẩm tại Đại học Illinois, cho biết thêm rằng 70% natri trong nguồn cung cấp thực phẩm của Mỹ đến từ thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn. Điều này không có nghĩa là bạn không nên ăn bánh mì nếu bạn bị tăng huyết áp. Trên thực tế, có một số lựa chọn bánh mì tốt cho sức khỏe, nhưng chúng có thể không dễ dàng tiếp cận đối với tất cả mọi người.
Đó là lý do tại sao nghiên cứu sinh Dunteman và giáo sư Lee đã hợp tác để xem liệu có cách nào để giảm hàm lượng natri trong bánh mì mà không làm giảm hương vị hoặc kết cấu.
Trong nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thực phẩm Quốc tế, các nhà nghiên cứu đã xác định bốn phương pháp khả thi: chất tăng hương vị; biến đổi vật lý; giảm muối mà không cần giảm thiểu thêm nữa; và thay thế natri.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng sự kết hợp của cả bốn phương pháp có thể là cách tiếp cận tốt nhất mà các nhà sản xuất thực phẩm áp dụng để giúp giảm hàm lượng natri trong bánh mì.
Liên quan tới bánh mì chứa nhiều muối, trước đó các nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu George Institute for Global Health đã phân tích gần 1500 sản phẩm bánh mì khác nhau, bao gồm bánh mì ổ, bánh mì crumpets và và các loại bánh làm từ bột mì có hình tròn mỏng dùng để cuốn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những loại bánh mì dán nhãn “healthy”, tốt cho sức khỏe với lúa mạch đen và bột mì lên men lại có lượng muối đáng báo động.
Theo Sydney Morning Herald, người đứng đầu nhóm nghiên cứu này, bà Clare Farrand cho biết: “Chúng ta đều biết rằng lượng muối thừa trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ khiến huyết áp tăng lên và gây ra nguy cơ nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch, do đó những phát hiện của chúng tôi rất đáng lo ngại. Vì nhiều sản phẩm có lượng muối cao nhất lại đang được coi là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe của nhiều gia đình”.
Bánh mì whole meal Sourdough của thương hiệu Bowan Island là một trong những sản phẩm bị các nhà nghiên cứu đặt dấu chấm hỏi về chất lượng vì hàm lượng muối lên đến 1,6g muối trong 100g bánh mì.
Các nhà nghiên cứu cho biết bánh mì làm từ bột mì có hình tròn, dẹt, mỏng dùng để cuốn có hàm lượng natri trung bình cao nhất trong tất cả các loại bánh mì được phân tích vào năm 2017.
Nhóm nghiên cứu phát hiện ra sản phẩm tệ nhất cho sức khỏe là bánh mì nhãn hiệu Mission’s Chapattis Garlic, chứa 2,3g muối trong 100g bánh mì, tức là cao gấp 23 lần về lượng muối so với sản phẩm cùng loại tốt nhất là bánh mì Mission Tortivas Corn Tortillas..
Thương hiệu bánh mì Mission đã nhận sự phản đối mạnh mẽ của công chúng trong một chiến dịch quảng cáo vào năm ngoái do công ty Goodman Fielder thực hiện nhằm quảng bá đây là loại bánh mì “healthy”- tốt cho sức khỏe.
Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu George Institute for Global Health tuyên bố, họ đã tìm ra sự khác biệt lớn về lượng muối trong mỗi loại bánh mì. Điều này khiến các nhà sản xuất có cơ hội để giảm lượng muối trong các công thức sản xuất bánh mì của họ.
“Chúng ta đều biết rằng lượng muối thừa trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ khiến huyết áp tăng lên và gây ra nguy cơ nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Nhiều sản phẩm có lượng muối cao nhất lại đang được coi là nguồn thực phẩm tốt cho sức khỏe của nhiều gia đình”, các nhà nghiên cứu cho biết thêm.
Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra 81% bánh mì được Tổ chức thực phẩm an toàn FHD công bố đã đáp ứng được mục tiêu về lượng muối trong năm 2017, so với 37% trong năm 2010. Tuy nhiên chỉ có 2/3 bánh mì trong nghiên cứu náy đáp ứng được các mục tiêu về sức khỏe. Chẳng hạn như bánh mì dẹt, chỉ có 49% nhãn hiệu đạt được mục tiêu giảm muối của chính phủ.
Bánh mì không chứa gluten đã được loại trừ khỏi cuộc nghiên cứu, tuy nhiên một phần ba không đáp ứng được mục tiêu 400 mg natri trên 100g bánh mì. Bánh mì Crostini không chứa Gluten có đến gấp đôi lượng muối so với tiêu chuẩn. Nghiên cứu này được công bố trong Tuần lễ toàn cầu nhận thức về tác hại của muối lần thứ 10.
David Cummings, chủ sở hữu của thương hiệu bánh mì Bowan Island Bakery ở Sydney, cho biết ông rất quan tâm đến các phát hiện của nghiên cứu và bắt đầu xem xét mức natri trong phạm vi cho phép.
An Dương (T/h)