Bất chấp vi phạm, nhiều cơ sở vẫn ngang nhiên bán hàng hóa thời trang giả mạo nhãn hiệu

author 14:08 26/08/2020

(VietQ.vn) - Lực lượng Quản lý thị trường Lạng Sơn, TP. Hà Nội vừa phát hiện nhiều mặt hàng thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng.

Theo Tổng Cục Quản lý thị trường (QLTT), việc ghi nhãn hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng nhưng trong quá trình thực tiễn triển khai còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập cụ thể như một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu chưa xác định được hết vai trò, lợi ích đúng đắn của nhãn hàng hóa nên chưa thật sự đầu tư cho việc thay đổi bao bì, mẫu mã, ghi nhãn, nhãn phụ hàng hóa, in 3d, dập chìm tem chống giả lên sản phẩm theo đúng quy định.

Cũng vì lý do này vì lợi nhuận, yếu tố cạnh tranh không lành mạnh mà một số đối tượng thường lợi dụng để giả, nhái để gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng cùng chủng loại, cố tình không dán nhãn hoặc nhãn không ghi nguồn gốc xuất xứ, ngày sản xuất, nơi sản xuất, nhập khẩu, hàng sản xuất trong nước nhưng lại ghi công nghệ bởi nước khác để đánh lừa người tiêu dùng về xuất xứ ...kết quả lực lượng chức năng đã phát hiện và thu giữ lượng lớn hàng hóa vi phạm này.

Điển hình mới đây nhất tại Lạng Sơn, theo thông tin từ Cục QLTT Lạng Sơn, thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, xử lý vi phạm tại các địa bàn, tụ điểm nổi cộn về hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn TP Lạng Sơn đến hết năm 2020, đơn vị này đã triển khai kế hoạch tới toàn bộ lực lượng QLTT trong tỉnh và bước đầu đạt hiệu quả rõ rệt.

Nhiều hàng hóa thời trang giả mạo nhãn hiệu vẫn ngang nhiên bán bị lực lượng chức năng phát hiện. Ảnh: Cục QLTT Lạng Sơn 

Điển hình nhất mới đây Đội QLTT số 1 thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý địa bàn, thu thập thông tin trên các trang mạng xã hội zalo, facebook chào bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu các thương hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam đã tiến hành kiểm tra đột xuất 01 cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn biển hiệu BONLY KIDS tại địa chỉ: Ki ốt số N42, Trung tâm thương mại Phú Lộc 4, đường Đặng Văn Ngữ, phường Vĩnh Trại, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn do bà Nguyễn Thanh Hiền làm chủ hộ, thường xuyên chào bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu trên mạng xã hội Facebook với nick “ Nguyễn Thanh Hiền”.

Tại thời điểm kiểm tra đoàn kiểm tra phát hiện có 36 cái áo nỉ dài tay trẻ em loại 6 – 8 tuổi nhãn hiệu ADIDAS không có hóa đơn chứng từ kèm theo, có giấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ tại Việt Nam.

Đội Quản lý thị trường số 1 đã lập hồ sơ vụ việc tạm giữ toàn bộ số hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu nêu trên, đồng thời phối hợp với Đại diện sở hữu quyền của nhãn hiệu ADIDAS để xử lý vụ việc theo quy định của pháp luật.

Bổ sung Collagen làm đẹp bừa bãi có thể gây hậu quả nặng nề(VietQ.vn) - Việc bổ sung collagen cho cơ thể là rất quan trọng nhưng chị em không được dùng collagen một cách bừa bãi, rất dễ gây hại cho cơ thể.

Tại Hà Nội, Đội QLTT số 14 thuộc Cục QLTT Hà Nội cũng đã phối hợp với Đội 7 PC03 Công an thành phố Hà Nội kiểm tra cơ sở kinh doanh quần áo Liên Nguyễn tại Kiốt 18B tòa nhà Vinh Quang KĐT Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện cơ sở đang kinh doanh: 1.038 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn Louis vuitton; Chanel; Dior; Hermes; Burberry; Nike; Gucci; Balenciga đang được bảo hộ tại Việt Nam và 1009 chiếc áo, váy là hàng hóa do nước ngoài sản xuất. Tổng giá trị hoàng hóa ước tính trên 500 triệu đồng. Toàn bộ số hàng hóa trên được chủ cơ sở mua trên thị trường về kinh doanh, không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc.

Theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP: Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa; Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.

Như vậy có thể thấy rõ mục đích, vai trò, chức năng của việc ghi nhãn hàng hóa không chỉ là đối với nhà sản xuất mà nó có ý nghĩa, tác động đến với cả 3 nhóm đối tượng trong mối quan hệ “Người tiêu dùng” , “Nhà sản xuất, kinh doanh” và “Cơ quan Quản lý Nhà nước”. 

An Dương

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang