Bệnh ho gà: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị bệnh ho gà

authorHương Giang 14:56 09/03/2017

(VietQ.vn) - Bệnh ho gà đang diễn biến phức tạp, các bậc cha mẹ nên biết rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh ho gà.

Sự kiện: Cách phòng trị bệnh

Trước tình hình gia tăng các ca mắc bệnh ho gà gần đây, Bộ Y tế đã ra công văn yêu cầu khẩn cấp ngăn chặn căn bệnh này. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký công văn khẩn yêu cầu các sở y tế tăng cường phòng, chống bệnh ho gà đồng thời tăng cường giám sát và rà soát việc tiêm vắc xin phòng ho gà.

Bộ Y tế cũng yêu cầu thực hiện giám sát chủ động, xét nghiệm, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, cách ly kịp thời, không để dịch bùng phát; triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, nhà trẻ đề phòng nguy cơ lây bệnh.

PGS.TS Trần Minh Điển - Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương - cho biết tính đến đầu tháng 3, bệnh viện tiếp nhận hơn 50 trẻ ho gà. Con số này gia tăng hơn hẳn so với cùng kỳ các năm trước.

Đặc biệt, nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng đã biến chứng nặng, phải lọc máu và sử dụng kỹ thuật ecmo (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể). Bệnh viện đã ghi nhận 4 ca tử vong do biến chứng quá nặng.Nguyên nhân, triệu chứng bệnh ho gà.

Bệnh ho gà đang diễn biến phức tạp, các bậc cha mẹ nên biết rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh ho gà.

Bệnh ho gà đang diễn biến phức tạp, các bậc cha mẹ nên biết rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh ho gà. 

Định nghĩa bệnh ho gà

Bệnh ho gà là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, bệnh gây nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính do vi khuẩn Bordetella pertussis gây ra và rất dễ lây bệnh. Theo thống kê của WHO, mỗi năm trên thế giới có khoảng 30-50 triệu người mắc bệnh ho gà, trong đó có khoảng 300.000 người bị tử vong, đa số là trẻ em dưới 1 tuổi và ở các nước chậm phát triển.

Bệnh rất dễ lây lan qua đường hô hấp.

Nguyên nhân gây bệnh ho gà

Nguyên nhân chính gây bệnh ho gà là do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis đi vào đường hô hấp trên rồi sau đó khu trú và phát triển ở lông mao biểu mô trụ của đường thanh quản, khí quản, ở đó vi khuẩn sẽ tiết ra một loại độc tố Pertussis toxin – đây là loại protein độc lực chính đóng vai trò gây bệnh. Trong những ngày thời tiết thường xuyên ẩm ướt không khí không nóng cũng không lạnh chính là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn Bordetella pertussis sinh sôi và phát triển nhanh chóng.

Triệu chứng bệnh ho gà ở trẻ

Thời gian đầu mắc bệnh, trẻ sẽ có những cơn ho nhẹ.

Thời gian ủ bệnh của vi khuẩn ho gà là 7-10 ngày sau thì trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi.

Khi hít thở sẽ có những tiếng rít như tiếng rít cổ ở gà.

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị thì bệnh trở nên nặng hơn gây ho nặng hơn, kéo dài dẫn tới việc trẻ nôn ọe, không ăn được, mệt mỏi, chảy nước mắt nước mũi, sau những cơn ho trẻ thường đỏ mặt hay tím tái cả người do ho nhiều không đủ dưỡng khí để thở, lâu dần gây suy hô hấp.

Khi trẻ không đủ oxy để thở lâu dần sẽ dẫn tới suy hô hấp cấp và có thể gây tử vong ở trẻ.

Cách phòng bệnh ho gà

Tiêm vắc xin phòng bệnh ho gà cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, tiêm đủ 3 mũi theo quy định và lịch tiêm chủng quốc gia để đạt hiệu quả phòng bệnh cao nhất lên tới 90%.
Tránh xa những người có dấu hiệu bị ho gà, nếu trong gia đình có người bị ho gà thì cần phải điều trị dứt điểm, các thành viên khác cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần người bệnh và có hướng điều trị, kiểm tra cho cả gia đình xem có bị lây truyền bệnh không vì bệnh rất dễ lây lan qua đường không khí.

Cách điều trị bệnh ho gà ở trẻ

Đối với trẻ lớn bị ho gà và chưa có biến chứng sẽ được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu trong vòng 10-14 ngày theo chỉ định, tránh sử dụng các loại thuốc an thần, long đàm, kháng histamine vì những thuốc này không những không có hiệu quả mà còn gây nguy hiểm cho người bệnh ho gà.
Đối với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi cần phải nằm điều trị nội trú trong bệnh viện, các bà mẹ cần cung cấp dưỡng chất cho trẻ để trẻ tăng sức đề kháng , nên cho trẻ ăn các loại thức ăn lỏng, và bú nhiều lần trong ngày, từng ít một, bú cả ngày lẫn đêm, bất cứ khi nào trẻ muốn.
Trong quá trình điều trị cần cho trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, có thể ép nước hoa quả tươi cho trẻ uống, ăn các thức ăn dễ tiêu như cháo, sữa …

Hương Giang (t/h)

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang