Bị vu oan tội trộm cắp có thể kiện ngược lại như thế nào?

authorLan Ninh 12:43 24/10/2016

(VietQ.vn) - Hàng xóm cạnh nhà tôi bị mất 1 lượng vàng, họ đã vu oan tội trộm cắp cho em của tôi. Tôi có thể kiện họ tội vu khống?

Sự kiện: Tư vấn pháp luật vietq

Độc giả Nguyễn Vũ Dương (Sóc Sơn, Hà Nội): Hàng xóm cạnh nhà tôi bị mất trộm 1 lượng vàng, họ khăng khăng nói là em của tôi lấy vì họ nhìn thấy nó vào nhà họ và họ cứ thế vào nhà tôi khám xét để tìm nhưng không có gì. Họ đã lên trình báo công an huyện và em của tôi bị mời về cơ sở điều tra một ngày nhưng vẫn không có được chứng cứ gì chứng minh là em của tôi lấy. Thế nhưng khi em của tôi được cho về họ cứ khăng khăng nói em của tôi lấy và gặp ai cũng rêu rao. Xin hỏi luật sư tôi có thể kiện họ tuội vu khống được không?

Bị vu oan tội trộm cắp có thể kiện tội vu khống?

Bị vu oan tội trộm cắp có thể kiện ngược lại. Ảnh minh họa

Luật sư trả lời:

Thứ nhất, về hành vi tố cáo em trai bạn với cơ quan có thẩm quyền nhưng không có căn cứ chứng minh người bị tố cáo phạm tội, và loan truyền em trai bạn về tội trộm cắp tài sản:

Căn cứ tại điều 122 Bộ luật hình sự quy định về tội vu khống như sau :

Điều 122. Tội vu khống

"1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a)  Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm." Như vậy, bà A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi trên."

Như vậy, một hành vi được coi là vu khống cho người khác khi có những biểu hiện sau đây:

- Tạo ra những thông tin không đúng sự thực và loan truyền các thông tin đó mặc dù biết đó là thông tin không đúng sự thực.

- Tuy không tự đưa ra các thông tin không đúng sự thực nhưng có hành vi loan truyền thông tin sai do người khác tạo ra mặc dù biết rõ đó là những thông tin sai sự thực.

Lưu ý đối với cả hai trường hợp trên, nội dung của thông tin sai sự thực phải thể hiện sự xúc phạm đến danh dự, uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Loan truyền thông tin sai sự thực có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như truyền miệng, qua các phương tiện thông tin đại chúng, viết đơn, thư tố giác …Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thực thì hành vi không cấu thành tội phạm.

- Bịa đặt người khác là phạm tội và tố cáo họ trước các cơ quan có thẩm quyền. Đây là một dạng đặc biệt của hành vi vu khống. Đối với dạng hành vi này, tính nguy hiểm cho xã hội của tội vu khống phụ thuộc nhiều vào loại tội bị vu khống. Bộ luật Hình sự quy định vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng là cấu thành tăng nặng với mức hình phạt từ một năm đến bảy năm tù.

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì hàng xóm của bạn có hành vi tố cáo em trai của bạn trước cơ quan có thẩm quyền khi không có căn cứ chứng minh rằng em trai của bạn có hành vi trộm cắp tài sản và loan truyền những thông tin không chính xác về em trai bạn, trong trường hợp này bạn hoàn toàn có quyền tố cáo người hàng xóm của bạn. 

Công an được tạm giữ hành chính trong trường hợp nào?(VietQ.vn) - Có 4 vị khách gồm 2 nam 2 nữ vào nhà tôi uống cà phê sau đó thuê phòng trọ. Lúc sau công an bắt giữ đôi nam nữ đó và cả mẹ tôi về lấy lời khai

Thứ hai, về hành vi tự ý vào khám xét chỗ ở của người hàng xóm, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ tại Điều 46 Bộ luật hình sự quy định như sau:

Điều 46. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

 "Cá nhân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Việc vào chỗ ở của một người phải được người đó đồng ý.

Chỉ trong trường hợp được pháp luật quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được tiến hành khám xét chỗ ở của một người; việc khám xét phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định."

Do đó, công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Hành vi của bà chủ nhà trọ là hành vi xâm phạm chỗ ở của bạn. Nếu hành vi này thỏa mãn cấu thành tội phạm thì bà chủ nhà trọ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 124 Bộ luật hình sự:

Điều 124.  Tội xâm phạm chỗ ở của công dân 

1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

3.  Người phạm tội còn có thể  bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.

 Luật sư Trịnh Anh Dũng

Văn phòng Luật sư Trịnh

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang