Bình Dương xử phạt 81 cơ sở, cá nhân vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh
An Giang phát hiện, xử lý 77 trường hợp vi phạm trong lĩnh vực nông nghiệp
Nghệ An xử phạt cá nhân vận chuyển 3.600 sản phẩm bánh bông lan sầu riêng không rõ nguồn gốc
Thanh Hoá xử phạt 45 cơ sở vi phạm trong công tác phòng cháy chữa cháy
Cà Mau: Xử phạt Công ty Thuận Đức do xả chất thải chưa qua xử lý
Theo đó, các lỗi vi phạm chủ yếu của các cơ sở bao gồm: hoạt động không có giấy phép khám chữa bệnh; buôn bán thuốc giả; hành nghề vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép; không ghi đầy đủ giá dịch vụ khám chữa bệnh; và quảng cáo sai phạm so với phạm vi chuyên môn cho phép.
Lực lượng chức năng kiểm tra một cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn TP. Thủ Dầu Một. Ảnh: baobinhduong.vn
Điển hình là Phòng khám Đa khoa Đại Lộ Bình Dương tại khu phố Bình Hòa, phường Lái Thiêu, TP. Thuận An thuộc Công ty TNHH Bệnh viện Đa khoa Đại Lộ Bình Dương. Phòng khám này đã bị xử phạt 28 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động cơ sở xét nghiệm an toàn sinh học trong vòng 2 tháng, kể từ ngày 30/8/2024. Lý do xử phạt là do phòng khám này thực hiện các xét nghiệm vượt quá phạm vi chuyên môn; không xây dựng, tổ chức thực hiện quy chế tự kiểm tra an toàn sinh học theo quy định của pháp luật; niêm yết không đầy đủ giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Thời điểm kiểm tra, người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc vắng mặt trong thời gian hoạt động của cơ sở dược.
Ngoài vi phạm của cơ sở, nhiều cá nhân cũng bị xử lý vì buôn bán thuốc giả. Cụ thể, bà Vũ Thanh Thúy tại khu phố Tân Hòa, phường Đông Hòa, TP.Dĩ An bị xử phạt 25 triệu đồng vì mua, bán thuốc, dược liệu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; bà Lê Thị Hải tại khu phố Đông Tư, phường Lái Thiêu, TP.Thuận An; ông Võ Anh Hào tại khu phố 2, phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một buôn bán hàng giả về giá trị sử dụng, công dụng của thuốc giả nhức khớp tê bại Hoàn GOLD, viên hoàn cứng nhức khớp tê bại Hoàn và mua, bán thuốc, dược liệu không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Đáng chú ý có một số cá nhân mở cơ sở khám chữa bệnh chui, không có giấy phép hoạt động, như trường hợp bà Nguyễn Thị Tâm có địa chỉ tại đường Nguyễn Du, khu phố Bình Đáng, phường Bình Hòa, TP.Thuận An; ông Nguyễn Tạo tại khu phố Tây B, phường Đông Hòa, TP.Dĩ An. Ngoài bị phạt tiền 45 triệu đồng/1 cá nhân, cơ sở của bà Tâm và ông Tạo còn bị đình chỉ hoạt động 18 tháng.
Hiện tại, TP. Dĩ An có 866 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, tăng 143 cơ sở so với cùng kỳ năm trước. Trong 9 tháng năm 2024, đoàn kiểm tra liên ngành thành phố đã kiểm tra 107 cơ sở, xử phạt 18 cơ sở không có chứng chỉ hành nghề dược, niêm yết giá thuốc không đúng quy định, và thuốc hết hạn sử dụng, với số tiền phạt lên đến 101 triệu đồng, đình chỉ hoạt động 49 cơ sở. Phòng Y tế cũng đã phối hợp với UBND và Trạm Y tế 7 phường để tăng cường giám sát và phối hợp Sở Y tế Bình Dương trong việc cấp giấy phép cho 119 cơ sở hành nghề y dược.
Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế Bình Dương, khẳng định Sở Y tế sẽ tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực khám chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm.
“Quan điểm của ngành là xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, không bao che, chấm dứt hoạt động đối với các cơ sở không phép, cơ sở hoạt động quá phạm vi chuyên môn, cơ sở vi phạm về quảng cáo khám chữa bệnh. Ngành công khai danh sách vi phạm của các cơ sở trên cổng thông tin điện tử Sở Y tế và đề nghị xử lý hình sự nếu vi phạm Luật Khám bệnh chữa bệnh gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó Sở Y tế cũng công khai danh sách các cơ sở khám chữa bệnh đủ điều kiện để người dân biết, lựa chọn”, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Chương cho biết.
Trước đó, Cục Quản lý Khám, Chữa bệnh (Bộ Y tế) đã gửi công văn đến Sở Y tế tỉnh Bình Dương về việc nhiều cơ sở mạo danh bệnh viện và mập mờ về chuyên môn. Gần đây, Sở Y tế đã phối hợp với Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Bình Dương niêm phong 7 loại thuốc giả từ 7 cơ sở tại các thành phố: Thuận An, Bến Cát và Tân Uyên.
Duy Trinh (t/h)