Bộ GTVT xây dựng quy chuẩn mới về tàu thủy cao tốc
Thực trạng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc: Cơ hội và thách thức trong bối cảnh mới
Dự thảo tiêu chuẩn quy định đối với sản phẩm điện chiếu sáng
Quy chuẩn phòng cháy chữa cháy sửa đổi dự kiến sẽ được ban hành trong tháng 10
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, quy phạm phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc do Cục Đăng kiểm Việt Nam biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành vào năm 1998.
Qua thời gian, bộ quy phạm này được bổ sung, sửa đổi và ban hành lại vào các năm 2004. Đến năm 2006, Quốc hội thông qua Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Ngày 22.5.2013, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc có số hiệu QCVN 54:2013/BGTVT đã được Bộ Giao thông Vận tải ban hành theo thông tư số 11/2013/TT-BGTVT thay thế cho Quy phạm phân cấp và đóng tàu thủy cao tốc.
Từ khi chuyển đổi vào năm 2015, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã biên soạn và ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân cấp và đóng tàu biển cao tốc có mã số QCVN 54: 2015/BGTVT. Tuy nhiên, QCVN 54:2013/BGTVT chỉ được áp dụng cho phương tiện thủy nội địa. Đến năm 2017, QCVN 54: 2013/BGTVT được đưa vào kế hoạch cập nhật, bổ sung, xây dựng mới tiêu chuẩn, quy chuẩn của Bộ Giao thông Vận tải.
Cục Đăng kiểm Việt Nam đã tiến hành biên soạn, xin ý kiến góp ý và tổ chức hội nghị trong và ngoài Cục Đăng kiểm Việt Nam. Dự thảo cũng đã được Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định. Tuy nhiên theo Bộ Giao thông Vận tải, do một số yếu tố khách quan và tình hình dịch bệnh COVID-19 việc ban hành không đúng tiến độ và phải gia hạn nhiều lần cho đến đến năm 2023.
Xác định mục tiêu phải nâng cao chất lượng thiết kế và đóng tàu thông qua công tác thẩm định thiết kế, chế tạo sản phẩm công nghiệp và kiểm tra tàu trong đóng mới cũng như trong quá trình khai thác, việc đầu tiên phải xây dựng được bộ quy chuẩn vừa phù hợp thực tế đóng tàu trong nước vừa đảm bảo các yếu tố về an toàn và phòng ngừa ô nhiễm môi trường.
Quy chuẩn cũng sửa đổi nhiều quy định về tàu lặn chở khách, tàu kéo hộ tống, tàu dịch vụ ngoài khơi, tàu thả neo, tàu lắp đặt tuabin gió… để phù hợp với các quy định của Đăng kiểm NK, công ước quốc tế và phù hợp với thực tế hiện nay để tạo thuận lợi trong áp dụng thực tế cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Để thực hiện các mục tiêu trên, tổ biên soạn đã tham khảo các quy định các tổ chức Đăng kiểm tiên tiến trên thế giới như Nauy, Balan, Pháp, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, các tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO để làm căn cứ bổ sung sửa đổi.
Do dự thảo chưa được ban hành và trong thực tiễn phát sinh nhiều vấn đề mà quy chuẩn này tiếp tục cần được sửa đổi, bổ sung bao gồm các yêu cầu chi tiết hơn đối với các động cơ đặt ngoài tàu, động cơ sử dụng nhiên liệu có điểm chớp cháy thấp, yêu cầu đặc biệt đối với các tàu có kích thước nhỏ được thiết kế theo tiêu chuẩn của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO.
Do đó ban soạn thảo đề xuất các yêu cầu này tiếp tục được đưa vào sửa đổi lần này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp liên quan đến việc sản xuất, nhập khẩu và vận hành các loại tàu thủy cao tốc.
Bảo Linh