Bộ KH&CN sẽ mở hội thảo bàn về các pháp lý và đạo đức khi ứng dụng AI
Cảnh báo: Mã độc gián điệp APT chèn vào 3CX có thể tấn công hơn 300 doanh nghiệp và tổ chức tài chính tại Việt Nam
Cảnh báo: Ngộ độc, tổn thương thận và gan do thuốc diệt cỏ paraquat
19 người ngộ độc vì ăn hạt trẩu
Tại cuộc họp báo thường kỳ quí 1/2023 vừa qua, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết, trong thời gian tới, Bộ sẽ tổ chức các hội thảo về hiểu biết và ứng dụng trí tuệ nhân tạo như thế nào. Đặc biệt, nhấn mạnh các vấn đề pháp lý và đạo đức khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
"Ví dụ, ChatGPT là một hệ thống công nghệ dùng thuật toán để tổng hợp thông tin và tri thức. Nếu trong một câu trả lời, ChatGPT đưa thông tin sai (từ những vấn đề nhỏ của cá nhân, đến các vấn đề lớn liên quan tới sức khỏe con người, lịch sử của quốc gia…), và người dùng chịu tổn thất từ việc trả lời này, thì trách nhiệm pháp lý thuộc về ai", ông Duy đặt câu hỏi.
Một vấn đề khác, là vấn đề bảo vệ quyền cá nhân, bảo vệ thông tin cá nhân, phải được đặt ra. Chẳng hạn, khi các doanh nghiệp thu thập dữ liệu lớn và họ kết nối dữ liệu với nhau, thì trong dòng chảy dữ liệu đó vô tình có thông tin riêng tư của các cá nhân, việc bảo vệ thông tin cá nhân sẽ được xử lý thế nào? Chẳng hạn, ai đó dùng một phần mềm sức khỏe, đo các chỉ số cơ thể khi người đó hoạt động thể thao. Phần mềm này được kết nối với Facebook, với mục đích ban đầu là cung cấp dữ liệu để tư vấn dịch vụ cho người dùng. Vậy làm thế nào để thông tin cá nhân của người dùng phần mềm đó được an toàn? Vì nhận thức được nguy cơ này nên vừa qua Quốc hội cũng đã thông qua để cho phép Chính phủ ban hành nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Sự ra đời của AI sẽ tạo ra khoảng cách rất xa giữa những nhóm các nước đi đầu với nhóm các nước phía sau. Sự nổi lên của ChatGPT, Open AI mới là sự khởi đầu. Dự báo, nhiều sản phẩm trong quá trình phát triển sẽ tạo được tiếng vang lớn trong thời gian tới. Tại Việt Nam, những ngành học liên quan đến AI mở ra với điểm đầu vào gần 30. Các chương trình đào tạo ngắn hạn của các doanh nghiệp, tập đoàn, công ty về lĩnh vực AI được mở ra liên tục để nhân viên thích ứng.
Theo Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy, hiện nay ở Việt Nam, làm rõ vấn đề đạo đức và pháp lý trong ứng dụng AI còn quan trọng hơn là nghiên cứu phát triển AI
Sản phẩm ra mắt bởi ứng dụng AI đã có nhiều và nhanh. Các hành lang pháp lý đã không theo kịp khi sự phát triển khoa học công nghệ. Một số vấn đề đã đặt ra khi một vài nước cấm chatGPT cũng như các khía cạnh pháp lý và đạo đức. Vì thế, trong chiến lược đặt ra, năm 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ đề nghị các cơ quan tập trung đào tạo về các kỹ năng ứng phó với trí tuệ nhân tạo. Vì thế, trong chiến lược đặt ra, năm 2023, Bộ KH&CN sẽ đề nghị các cơ quan tập trung đào tạo về các kỹ năng ứng phó với trí tuệ nhân tạo.
Cuối năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2117/QĐ-TTg ban hành danh mục công nghệ ưu tiên nghiên cứu, phát triển và ứng dụng để chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ở lĩnh vực công nghệ số, danh mục công nghệ ưu tiên gồm: Trí tuệ nhân tạo; Internet vạn vật; công nghệ phân tích dữ liệu lớn; công nghệ chuỗi khối; điện toán đám mây…
Trong số đó, Bộ KH&CN xác định AI là công nghệ được ưu tiên hàng đầu. Tháng 1/2021, Bộ KH&CN đã tham mưu Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Việc xây dựng dữ liệu và nguồn nhân lực được Chính phủ giao cho các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giáo dục và Đào tạo, KH&CN, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam... sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển thực tế.
Ngay sau khi Chiến lược được ban hành, Bộ KH&CN đã ban hành ngay kế hoạch triển khai phát triển công nghệ AI quốc gia. Đến nay việc quảng bá, truyền thông về AI được triển khai khá rộng rãi, phần nào giúp người dân hiểu AI là gì và đóng góp như thế nào trong cuộc sống.
Khánh Mai (t/h)