Bộ Nông nghiệp Mỹ khuyến cáo cách bảo quản tôm trong tủ lạnh an toàn nhất

authorVân Thảo 05:58 29/05/2024

(VietQ.vn) - Tôm là loại hải sản rất quen thuộc và có giá trị dinh dưỡng cao tuy nhiên để bảo quản tôm đúng cách và sử dụng an toàn thì không phải ai cũng biết.

Thịt tôm giàu protein, vitamin D, phốt pho, đồng, kẽm, canxi, kali, mangan, vitamin B12 và nhiều khoáng chất khác. Đặc biệt, tôm chứa hàm lượng protein cao. Trong 100 gram thịt tôm chứa đến 24 gram protein, gần tương đương mức 26 gram protein/100 gram của thịt bò. Ngoài ra, tôm lại có ít calo và chất béo bão hòa. Do đó, thịt tôm trở thành lựa chọn phù hợp cho các chế độ ăn uống cân bằng, người đang tập thể thao hay muốn giảm cân.

Chất lượng của tôm có ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào cách bảo quản, nếu không biết cách bảo quản có thể làm cho tôm bị thâm đen, thậm chí bị vỡ vỏ, rụng đầu. Khi tôm bị hỏng, bị đen thì rất có khả năng sẽ chứa vi khuẩn hoặc ký sinh trùng có hại, chúng chứa chất độc thần kinh. Việc tiêu thụ nó có thể gây đau bụng, thậm chí là ngộ độc thực phẩm. 

Vi khuẩn Salmonella có thể gây sốt thương hàn, nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiễm trùng máu. Nếu không may ăn tôm bị hỏng mà có dấu hiệu bị sốt cao, có máu trong phân, tiêu chảy hoặc nôn mửa nghiêm trọng thì phải đến bệnh viện ngay lập tức.

Tôm cũng có thể nhiễm trùng khuẩn Vibrio, Norovirus. Triệu chứng thường bắt đầu 24 giờ sau khi ăn hải sản bị ô nhiễm trong đó có tôm. Cơ thể sẽ xảy ra co thắt dạ dày, buồn nôn, sốt và ớn lạnh. Bệnh có thể kéo dài đến ba ngày và kèm theo tiêu chảy có thể gây mất nước.

 Cần bảo quản tôm đúng cách trong tủ lạnh để đảm bảo an toàn, tránh ngộ độc, nhiễm khuẩn. Ảnh minh họa

Nhiều người khi mua tôm sống về trữ trong tủ lạnh, đến khi cần ăn thì mang ra chế biến tuy nhiên theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) khuyến cáo, tôm sống chỉ nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh tối đa 2 ngày. Sau thời điểm này, tôm cần phải được nấu chín hoặc cho vào ngăn đông để tránh vi khuẩn phát triển.

Đông lạnh tôm được xem là cách bảo quản an toàn nhất, đặc biệt là khi chúng ta không biết khi nào sẽ cần ăn. Tôm sau khi nấu chín có thể để được 2 hoặc 3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh.

Nếu mua tôm tươi còn sống cần rửa sạch rồi ngâm vào nước đá lạnh vài phút cho tôm bất tỉnh. Sau đó cho muối vào bát nước lọc và khuấy đều cho đến khi muối tan. Nhớ trộn tôm với nước muối pha loãng chứ không phải muối vì điều này sẽ ảnh hưởng đến hương vị của tôm. Tiếp theo, cho từng con tôm vào hộp rồi từ từ đổ nước đã pha ở bước 2 lên bề mặt con tôm trong hộp. Đậy kín hộp tôm rồi cho vào ngăn đá tủ lạnh để bảo quản tôm như bình thường.

Tôm chứa nhiều protein nên bị oxy hóa nhanh. Ngoài ra, tôm có xu hướng đổi màu khi tiếp xúc với không khí. Với phương pháp bảo quản tôm này loại bỏ được cả hai nhược điểm trên. Lớp băng ngăn tôm tiếp xúc với không khí bên ngoài và làm chậm quá trình oxy hóa. Ngoài ra, lớp đá còn giúp tôm tươi lâu hơn, giữ nguyên hương vị và giúp tôm không bị khô.

Nếu chỉ biết cách bảo quản tôm không vẫn chưa đủ cần phải lựa chọn và xem xét cẩn thận khi mua. Tôm phải có màu sắc tươi sáng, thân mảnh khỏe, không bị nứt vỏ hoặc thiếu đầu. Nếu tôm bị hư hoặc có mùi lạ thì bỏ đi để không bị ảnh hưởng đến những con tôm còn lại. Không chọn tôm chết bị đen, có màu sắc khác thường, không còn tươi vì sử dụng có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Một trong những yếu tố tạo nên thành công của cách bảo quản tôm trong tủ lạnh không bị đen là điều kiện bảo quản. Tôm phải được bảo quản ở nhiệt độ thấp nhất định. Nhiệt độ tối ưu để bảo quản tôm là 0-4°C. Tôm nên được bảo quản nơi đảm bảo độ ẩm để tránh bị khô.

Mỗi lần ăn lấy tôm từ ngăn đá để xuống ngăn mát rã đông tự nhiên, sau đó dùng luộc hoặc hấp các món tùy thích. Chú ý khi luộc tôm nên luộc thì khi nước sôi, thêm vài nhánh gừng, sả đập dập cho thơm, nêm chút muối thì tôm sẽ chắc giòn ngọt. Nếu lượng tôm nhiều thì chia nhỏ luộc, không nên dồn một lúc sẽ khiến nhiệt độ giảm lâu sôi, tôm lâu chín. Không nên luộc tôm từ khi nước lạnh làm tôm lâu chín, dễ bị bở nát, kém vị.

Vân Thảo (T/h)

Thích và chia sẻ bài viết:

tin liên quan

video hot

Về đầu trang